Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Người Việt tìm thầy lang “cầu con” nhưng không chịu khám sức khỏe tiền hôn nhân

Người Việt tìm thầy lang “cầu con” nhưng không chịu khám sức khỏe tiền hôn nhân

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, người dân Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm nhiều về việc đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Trong khi họ lại tìm đến các thầy lang tìm con, xem là con trai hay gái, rồi đi soi trứng, thụ tính trong ống nghiệm để lựa chọn giới tính thai nhi…

Ngày 18/11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội đã diễn ra Tọa đàm Nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới do Bộ Y tế phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức.

Theo các chuyên gia, chất lượng dân số được phản ánh thông qua các tiêu chí cụ thể liên quan đến tỷ lệ dị tật bẩm sinh, tình trạng tầm vóc, thể lực, sức khoẻ sinh sản, trình độ học vấn, đời sống tinh thần… Đánh giá về chất lượng dân số hiện nay, đặc biệt là chất lượng dân số đầu đời, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, dưới góc nhìn chuyên môn, chất lượng dân số còn liên quan đến nhiều vấn đề khác chính là nhóm con người. Với y học hiện nay thì chúng ta biết được từng cá thể và biết được từng bộ gen của từng cá thể để từ đó tạo ra được từng cá thể theo ý muốn, có thể dự phòng được giáo dục và bệnh tật.

Nên đưa sàng lọc bào thai, sơ sinh... vào nội dung bao phủ của BHYT

PGS. Ánh cho rằng, ở Việt Nam cần quan tâm sàng lọc để giúp các cặp vợ chồng biết họ có mang gen bệnh trong người hay không, từ đó đưa ra lời tư vấn cho các cặp vợ chồng và đưa ra lời khuyên khi họ mang thai. Nếu có thai rồi thì có thể sàng lọc được các bào thai, còn nếu có dị tật thì sẽ đình chỉ để hủy thai.

Đến nay, BV Phụ sản Hà Nội đã công bố toàn quốc về việc đã can thiệp được cả bào thai sẽ cho ra được đứa trẻ tốt hơn. Khi bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ lấy máu gót chân để đưa đi xét nghiệm, thực hiện khám ban đầu cho bé để phát hiện xem bé có vấn đề gì không, liệu có bệnh lý gì không. Bên cạnh đó, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà hoạch định dân số tạo ra được những nhân tố con người tốt nhất.

“Đối với việc sàng lọc trước sinh, chúng tôi mong muốn Chính phủ, Quốc hội coi việc sàng lọc bào thai, sàng lọc sơ sinh và những bệnh lý cơ bản nên đưa vào nội dung bao phủ trong chương trình của bảo hiểm y tế”- PGS. Ánh nói.

Ở các nước tiên tiến hiện nay thường dành một khoản tiền đầu tư cho sức khỏe sinh sản để tạo ra chất lượng dân số tốt. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề môi trường và dự phòng chưa tốt nên con người phải đối đầu với nhiều bệnh lý, như: ung thư cổ tử cung, ung thú vú… 2 căn bệnh này lại hoàn toàn có thể dự phòng được. PGS. Ánh nhấn mạnh nên có chính sách quan tâm đến sức khỏe cho người phụ nữ. Bởi đây, sẽ là yếu tố rất quan trọng để cải thiện chất lượng dân số.

Cần quan tâm khám sức khỏe tiền hôn nhân và tầm soát trước sinh

Một trong những thách thức đối với chất lượng dân số là việc thực hiện tầm soát trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân. PGS. Ánh cho rằng, người dân Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm nhiều về việc đi khám tiền hôn nhân vì chưa có truyền thông sâu rộng đến người dân. Trước đây, chúng ta có mạng lưới dân số từ Trung ương đến địa phương rất bền chặt. Thực tế, trên thế giới làm dân số rất đơn giản vì các thể chế chính trị, cơ sở hạ tầng, chính sách xã hội và trí thức của người dân rất cao; đồng thời, y tế sẽ đóng vai trò quan trọng, then chốt đối với sức khỏe con người để dự phòng và khám, chữa bệnh cho người dân.

nguoi-viet-tim-thay-lang-cau-con-nhung-khong-chiu-kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-2Toàn cảnh tọa đàm "Nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới". Ảnh: Duy Thông.

Đối với chúng ta, hiện nay người dân đã có khái niệm nhất định về sàng lọc nhưng để hiểu đầy đủ và dám làm hay không thì chưa có. Chúng ta sẽ làm từng bước nhưng quan trọng nhất là ai làm và làm như thế nào, phải có cán bộ y tế, những người có kiến thức để tư vấn cho người dân. Hiện nay, có người tìm đến các thầy lang; đi soi trứng hay thụ tính trong ống nghiệm để xem là con trái hay gái. Tuy nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm mới chỉ đạt tỷ lệ 65%.

Thực tế, trong xã hội hiện nay đang có tình trạng mất cân bằng giới tính là do khoa học phát triển, người ta áp dụng thêm để lựa chọn, từ đó cho thấy rằng việc sàng lọc luôn có 2 mặt. Đối với sàng lọc nhân đạo để biết được bệnh tật từ đó tư vấn giúp người dân là rất tốt và nhà nước nên đầu tư để sàng lọc những bệnh mang tính phổ biến, tiền chi phí sàng lọc không quá nhiều, nếu ban đầu không được bảo hiểm chi trả thì nên hỗ trợ một phần. Khi quyền lợi thuộc về người dân họ sẽ chủ động nắm bắt và tìm hiểu vấn đề.

Tuy nhiên, mặt trái của sàng lọc hiện đang là vấn đề khó khăn, chưa có cơ chế, cách thức nào để quản lý được đội ngũ y tế làm việc đó, tất cả vẫn dừng ở hình thức. Một khi dân trí còn nặng phải có con trai thì câu chuyện này vẫn luôn tồn tại.

Đánh giá bối cảnh công tác dân số hiện nay, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiêm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: "Công tác tổ chức bộ máy làm dân số đang có vấn đề. Vấn đề ở đây là bộ máy dân số của chúng ta "nhập - tách, nhập - tách" rất nhiều. Tôi gọi đó là không ổn định và chúng ta không làm được cái định hướng để làm sao cho thống nhất quản lý định hướng về mặt chuyên môn cho tốt".
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, để công tác dân số phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, tổ chức bộ máy làm dân số phải được ổn định. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng, ổn định là có biên chế hay tăng biên chế, mà ổn định ở chỗ, giảm biên chế nhưng chất lượng cán bộ dân số của chúng ta tốt lên. Để làm được điều này, công tác truyền thông phải được đẩy lên. Bộ máy phải được củng cố chứ không thu hẹp. Nếu không chăm lo công tác dân số, chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng về cơ cấu dân số, chất lượng dân số trong tương lai.

nguoi-viet-tim-thay-lang-cau-con-nhung-khong-chiu-kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-3Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Ảnh: Duy Thông.

Để nâng cao chất lượng dân số, PGS. Ánh cũng cho rằng nếu không có sự chỉ đạo, quyết liệt của Đảng sẽ không thể có chất lượng dân số tốt được. Chúng ta không thể không đưa việc sàng lọc cơ bản vào trong chính sách bảo hiểm để người dân tự thấy được quyền lợi mà họ được hưởng. Tại BV Phụ sản Hà Nội, trong một năm đã phát hiện ra gần 1.000 trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai nghén. Bên cạnh đó, với những trường hợp lạm dụng sàng lọc để sàng lọc giới tính, sàng lọc về phôi thì cần đưa ra giải pháp, phải đưa vào Luật Dân số để khống chế việc mất cân bằng giới tính.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-viet-tim-thay-lang-cau-con-nhung-khong-chiu-kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-n165889.html

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/dan-so-la-mot-trong-ba-van-de-cua-qua-trinh-san-xuat-4047822-v.html

http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=429530

http://dangcongsan.vn/khoa-giao/dau-tu-cho-sang-loc-benh-tat-ngay-tu-giai-doan-bao-thai-so-sinh-de-nang-cao-chat-luong-dan-so-543121.html

http://www.nguoilambao.vn/toa-dam-nang-cao-chat-luong-dan-so-trong-tinh-hinh-moi-n16603.html

https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/toa-dam-truc-tuyen--nang-cao-chat-luong-dan-so-trong-tinh-hinh-moi-4193448.html

Tổ Truyền thông