Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Ra máu giữa kỳ kinh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Ra máu giữa kỳ kinh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mẹ bầu không cần phải ăn quá nhiều, chỉ cần bổ sung nhiều hơn khoảng 300 calo mỗi ngày. Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giúp tăng đúng mức theo mỗi giai đoạn trong thai kỳ, tránh biến chứng tiểu đường, huyết áp, tiền sản giật...

Ăn gì để thai nhi tăng cân?

Nhiều người quan niệm rằng, phụ nữ mang thai cần ăn lượng thực phẩm gấp đôi so với bình thường bởi cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, theo các bác sĩ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, một chế độ ăn uống không phù hợp có thể khiến mẹ tăng cân nhiều nhưng thai nhi vẫn nhẹ cân, thậm chí là kém phát triển.

Do vậy, thay vì quan tâm lượng thức ăn thì mẹ bầu nên chú ý đến chất lượng các bữa ăn, cụ thể là sự đa dạng và lượng của các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Các bác sĩ Phụ Sản Hà Nội cho biết, mẹ bầu không cần thiết phải ăn quá nhiều, chỉ cần bổ sung nhiều hơn khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai.

Điều quan trọng là phải bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và bé, như vậy mẹ và bé sẽ tăng cân đúng mức theo mỗi giai đoạn trong thai kỳ.

Nếu ăn quá nhiều khi mang thai, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, đau lưng và tiền sản giật. Những nguy cơ này không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, chuyển dạ hoặc sinh mổ.

Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày đôi khi tốt hơn ăn 3 bữa lớn, điều này giữ cho mức năng lượng của bạn ổn định suốt cả ngày. Đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn no lâu hơn và có thể giúp hạn chế một số khó chịu khi mang thai như buồn nôn, mệt mỏi và khó tiêu.

Biểu hiện rõ nhất cho sự phát triển của thai và dễ theo dõi nhất trong thai kỳ là cân nặng của mẹ. Trong 40 tuần mang thai, thông thường mẹ sẽ tăng từ 10 - 15 kg tùy vào thể trạng và cân nặng thai nhi. Các trường hợp biến chứng thai kỳ hoặc mang đa thai thì mẹ sẽ tăng nhiều cân hơn.

Việc theo dõi cân nặng để biết mẹ tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là rất quan trọng, tăng cân quá nhanh hay quá chậm đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng nhanh hơn do thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên, mỗi tháng mẹ bầu chỉ tăng trong khoảng 1.5 - 2kg là bình thường, vượt hoặc thấp hơn mức này cần lưu ý.

Những đồ ăn thích hợp trong thai kỳ, tránh tiểu đường và tiền sản giật ảnh 1

Những đồ ăn thích hợp trong thai kỳ: tránh tiểu đường, tiền sản giật

Các bác sĩ Phụ Sản Hà Nội khuyên: thai phụ không cần gấp đôi lượng thức ăn hoặc lượng calo mỗi ngày trong khi mang thai. Trong 6 tháng đầu tiên, có thể bạn sẽ không cần tăng lượng calo nạp vào trừ khi bác sĩ sản khoa khuyên bạn nên làm như vậy.

Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn nên ăn thêm 200 calo mỗi ngày. Con số này tương đương với hai lát bánh mì nâu phết bơ nhẹ hoặc một quả chuối. Bạn cũng có thể tăng cường những đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe sau:

• Nửa miếng bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng

• Một nắm hạnh nhân sống với 30g phô mai.

• Một quả táo vừa và 60g phô mai cheddar.

• Một suất cháo với một ít trái cây tươi

Những dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai

Trong chế độ ăn giúp thai nhi tăng cân, phát triển đầy đủ, ngoài quan tâm đến các loại thực phẩm trong bữa ăn, cần lưu ý bổ sung đầy đủ cho thai những vi dinh dưỡng thiết yếu gồm:

Canxi: có nhiều trong các loại sữa, sữa chua, trứng, váng sữa,...

Các loại Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên song nên đa dạng thực đơn để cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ các loại.

Acid folic: có nhiều trong gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, các loại đậu,... có vai trò quan trọng với sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.

Protein: tốt cho quá trình tạo cơ, xương, máu của thai nhi, có nhiều trong các thực phẩm như cá, gà, thịt nạc, trứng, đậu,...

Omega-3: là chất béo lành mạnh tốt cho thị lực và hình thành của hệ thống thần kinh, có nhiều trong dầu oliu, các loại cá béo,...

Sắt: có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy, sắt từ thực phẩm thường không đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ bầu, do vậy thường phải sử dụng thêm viên uống bổ sung.

Kẽm: có nhiều trong các loại hải sản, sữa, cá, gia cầm,... có ảnh hưởng đến kích thước vòng đầu và cân nặng của thai nhi.

Đi khám sớm nếu tăng cân bất thường

Tăng cân quá nhiều khiến mẹ gặp phải nguy cơ cao bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng nguy cơ sinh non hoặc phải mổ lấy thai do thai lớn.

Ngược lại tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng,...

Do vậy, các trường hợp theo dõi thấy cân nặng của mẹ bầu tăng bất thường trong thai kỳ thì mẹ nên đi kiểm tra sớm.

Nguồn:

https://khoahocdoisong.vn/nhung-do-an-thich-hop-trong-thai-ky-tranh-tieu-duong-va-tien-san-giat-post214097.html

https://doisong.trithuccuocsong.vn/nhung-do-an-thich-hop-trong-thai-ky-tranh-tieu-duong-va-tien-san-giat-post214097.html

Bá Thành - Tổ Truyền thông