1. Sơ lược về lịch sử phát triển của khoa Huyết học – Truyền máu
Giới thiệu chung:
Năm 2016, Khoa Huyết học - Truyền máu(HHTM) được tách ra theo QĐ số 2673/QĐ-SYT ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Sở Y tế Hà Nội, tiền thân từ khoa xét nghiệm chung của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, khoa HHTM Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã ngày phát triển và hoàn thiện hơn, chất lượng chuyên môn ngày càng cao. Những thành tích đạt được hôm nay chính nhờ sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của Lãnh đạo Bệnh viện, sự nổ lực của toàn bộ tập thể nhân viên khoa HHTM.
Với đội ngũ cán bộ giàu tâm huyết, sáng tạo, đội ngũ kỹ thuật viên y giàu kinh nghiệm cùng sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và sự phối hợp gắn kết các khoa phòng, đồng nghiệp ở các khoa, khoa HHTM ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, toàn bộ nhân viên khoa luôn phấn đấu nâng cao chất lượng xét nghiệm và trình độ chuyên môn.
Địa điểm: Phòng 509, tầng 5 nhà B, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Số điện thoại: 02437757192
2. Nhân lực
Tổng số nhân viên: 20
Trong đó: 01 Ths.Bs CKII, 01 Ths.Bs, 01 BS, 06 Cử nhân kỹ thuật y học, 10 cao đẳng xét nghiệm và 01 hộ lý.
Lãnh đạo khoa hiện tại:
Trưởng khoa: Ths.BsCKII Nguyễn Thị Thủy
Phó Trưởng khoa: Ths.Bs Nguyễn Thúy Nga
Kỹ thuật viên trưởng: Phạm Thị Hồng Vân
Khoa có 02 Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ cận lâm sàng II.
3. Trang thiết bị
Từ một bộ phận xét nghiệm thuộc khoa xét nghiệm với một số kỹ thuật còn thủ công, khoa HHTM đã dần dần được trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho nhiều xét nghiệm xứng đáng Bệnh viện hạng I:
- Hệ thống máy phân tích tế bào máu tự động phương pháp lase: DxH600: 02 chiếc
- Hệ thống máy đông máu tự động bằng phương pháp đo quang: ACLTOP550: 02
- Hệ thống máy định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp trong phát máu: Orthor Vision, Eflexis
- Hệ thống tủ lạnh và tủ lạnh âm sâu lưu trữ máu và chế phẩm máu.
- Hệ thống máy ly tâm, kính hiển vi, bể ổn nhiệt
4. Chức năng nhiệm vụ được giao
Khoa HHTM được chia thành 3 khu vực để thuận tiện cho công tác quản lý, hoạt động chuyên môn và đào tạo:
1. Khu vực tiếp đón, lấy mẫu: Chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh, lấy mẫu, vận chuyển mẫu về khu vực chuyên môn
2. Phòng xét nghiệm chung: thực hiện các xét nghiệm huyết học, đông máu, xét nghiệm khác
3. Phòng truyền máu: có nhiệm vụ tiếp nhận, cấp phát máu và chế phẩm máu hàng ngày theo yêu cầu của khoa lâm sàng
Chức năng:
Khoa HHTM là một khoa chuyên môn thuộc khối cận lâm sàng.
Nhiệm vụ:
- Huyết học:
+ Xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
+ Thăm dò chức năng đông cầm máu
+ Xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid
+ Đo đàn hồi cục máu đông…
- Truyền máu:
+ Thực hiện các kỹ thuật truyền máu: Định nhóm máu, phản ứng hòa hợp trong cấp phát máu, Sàng lọc kháng thể bất thường trong truyền máu
+ Tham gia công tác hiến máu và tổ chức hiến máu khi cần
+ Tổ chức thực hiện công tác dự trù, bảo quản cấp phát máu và chế phẩm máu an toàn kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân toàn bệnh viện.
+ Hội chẩn với các khoa lâm sàng điều trị các bệnh huyết học liên quan.
5. Các công việc nổi bật khoa đã triển khai
- Triển khai hiệu quả công tác an toàn truyền máu theo quy định bộ y tế, hàng năm khoa tổ chức cấp phát trên 3000 đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn.
- Thực hiện nâng cao chuyên môn và quản lý chất lượng trong khoa theo hệ thống chất lượng xét nghiệm: Thông tư 01/2013 và Quyết đinh 2429/QĐ-BYT về tiêu chí đánh giá mức chất lượng xét nghiệm….
- Thực hiện chương trình nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm hằng ngày
- Tham gia chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm Huyết học, Đông máu, Nhóm máu hàng tháng tại Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Đại học Y Hà Nội. Thực hiện hiệu chuẩn các trang thiết bị định kỳ hàng năm
- Nghiên cứu triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới: Sàng lọc kháng thể bất thường, Đo độ đàn hồi cục máu đông ( Rotem)…
- Cải tiến quy trình kỹ thuật hàng năm nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời để phục vụ bệnh nhân cũng như công tác chẩn đoán, điều trị theo slogan của khoa: “Chính xác - Trung thực- Khách quan”.
6. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Thường xuyên tổ chức các nhóm đào tạo tại chỗ. Cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo bên ngoài như ĐHYHN, tham gia hội, nghị hội thảo và các chương trình đào tạo từ xa của các bệnh viện đầu ngành.
- Năm 2021 khoa tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở:
“Nhận xét một số đặc điểm xét nghiệm huyết học ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp có kháng thể kháng phospholipid tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020-2021”
7. Các danh hiệu thi đua, khen thưởng đã nhận
Trong thời gian qua, khoa HHTM đã tích cực tham gia các hoạt động đoàn, công đoàn và đã thu được nhiều thành tích đáng kể, như giải nhì đá bóng nam cùng khối xét nghiệm, tham gia hiến máu nhân đạo hàng năm…
Năm 2016-2021, khoa HHTM liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tổ công đoàn vững mạnh.
8. Hướng phát triển
- Tổ chức thực hiện công tác dự trù, bảo quản cấp phát máu và chế phẩm máu an toàn, kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân toàn bệnh viện.
- Tăng cường triển khai các kỹ thuật mới và đào tạo nhân lực để triển khai các xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý huyết học cũng như các bệnh lý liên quan
- Củng cố, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyên môn và quy trình quản lý.
- Phấn đấu hoàn thiện và được công nhận ISO 15189:2012 vào tháng 10/2022
- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tâm huyết trong công việc, đáp ứng nhu cầu phát triển của Bệnh viện.
9. Một số hình ảnh và hoạt động của khoa HH-TM: