Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Thiểu ối: Căn nguyên, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Thiểu ối: Căn nguyên, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Thiểu ối là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ở thai phụ nào. Khi bị thiểu ối, thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ như thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn, khoèo chi, cạn ối…

TS. BS. Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giải đáp thông tin về tình trạng thiểu ối ở phụ nữ mang thai trong bài viết dưới đây.

1. Nước ối và vai trò của nước ối

- Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Vai trò của nước ối rất quan trọng. Nó có khả năng tái tạo và trao đổi ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung.

- Nước ối bảo vệ thai, giúp thai phát triển hài hòa, bình chỉnh ngôi thai, tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng

- Nước ối còn giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi sổ ra được dễ dàng nhờ chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối.

- Bình thường thể tích nước ối ở thai 10 tuần là khoảng 30ml; ở thai 34 – 36 tuần khoảng 1.000ml.

Thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, khi chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn.

Thiểu ối là khi mà thể tích nước ối đo được dưới 250ml hay khi siêu âm kết luận chỉ số ối đo được trong bốn khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kỳ.

2. Đi tìm căn nguyên thiểu ối

Thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, khi chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn. Thiểu ối hay xuất hiện ở những thai quá ngày sinh, thai chậm phát triển trong tử cung, cũng có thể ở những tháng đầu thai kỳ.

Các nguyên nhân gây thiểu ối phổ biến là:

  • Bất thường nhiễm sắc thể,
  • Thai có dị tật bẩm sinh đường tiết niệu, hệ thần kinh..,
  • Thai chậm phát triển trong tử cung,
  • Thai quá ngày sinh già tháng,
  • Mẹ mắc các bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, thận mạn tính,
  • Mẹ sử dụng một số thuốc chống ung thư, kháng men chuyển…

Nhiễm trùng màng ối và bào thai cũng có thể gây ra thiểu ối, tuy vậy khoảng hơn 30% các trường hợp thiểu ối là không rõ nguyên nhân

Các nguyên nhân khác như: mẹ ăn uống kém, hút thuốc lá, suy dinh dưỡng, … là những nguyên nhân gây thiếu oxy trường diễn cho thai nhi làm suy tuần hoàn nhau thai, giảm cung lượng máu qua thận và phổi thai nhi cũng sẽ khiến thai nhi bị thiểu ối.

3. Biểu hiện tình trạng thiểu ối

Thiểu ối xuất hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ thì tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau:

  • Thiểu ối trong 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai cao chiếm 65-80%
  • Thiểu ối trong 3 tháng giữa nguy cơ dị tật thai cao
  • Thiểu ối trong 3 tháng cuối nguy cơ thai chậm phát triển cao.

Có 3 mức độ thiểu ối:

  • Thiểu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 – 7cm
  • Thiểu ối nặng, chỉ số đo được 3 – 5cm
  • Kết luận vô ối khi chỉ số đo được <3cm

4. Phương pháp điều trị thiểu ối

Truyền ối là kỹ thuật đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồng ối để tăng thể tích nước ối cho bào thai. Việc truyền ối đem lại hiệu quả cao đó là: Giảm tỷ lệ mắc bệnh cho thai nhi; Giảm tử vong sơ sinh; Giảm nhiễm trùng huyết sơ sinh; Giảm thiểu sản phổi sơ sinh.

Kỹ thuật truyền ối phải được thực hiện tại phòng can thiệp bào thai vô trùng tuyệt đối.

Người ta chia hướng điều trị thiểu ối theo sự phát triển của thai nhi

Siêu âm hàng loạt để xác định AFI và theo dõi sự phát triển của bào thai

Test không đả kích (non-stress test) hoặc chỉ số sinh học

Siêu âm nên được thực hiện ít nhất mỗi 4 tuần một lần (mỗi 2 tuần nếu tăng trưởng bị hạn chế) để theo dõi sự tăng trưởng của bào thai. AFI phải được đo ít nhất một lần/tuần. Hầu hết các chuyên gia khuyên giám sát thai nhi với thử nghiệm không đả kích hoặc chỉ số sinh học ít nhất một lần/tuần và sinh con đúng kì. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã không được chứng minh để ngăn ngừa thai chết. Ngoài ra, thời gian tối ưu để sinh cũng gây tranh cãi và có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của bệnh nhân.

Siêu âm nên được thực hiện ít nhất mỗi 4 tuần một lần (mỗi 2 tuần nếu tăng trưởng bị hạn chế) để theo dõi sự tăng trưởng của bào thai.

Siêu âm nên được thực hiện ít nhất mỗi 4 tuần một lần (mỗi 2 tuần nếu tăng trưởng bị hạn chế) để theo dõi sự tăng trưởng của bào thai.

5. Biện pháp phòng ngừa thiểu ối

  • Khám thai định kỳ , khám theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa.
  • Nên uống nhiều nước ( tầm 2 lít/ngày) bao gồm các loại nước trái cây, nước khoáng… và kết hợp dinh dưỡng đủ chất lượng.
  • Phát hiện sớm và theo dõi chặt chẽ những thai nhi thiểu ối để kịp thời can thiệp khi cần thiết.

 

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thieu-oi-can-nguyen-phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua-169220120211025819.htm

Bá Thành - Tổ Truyền thông