Theo số liệu cập nhật sáng 13/7 từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum) đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu. Trong đó, Đắk Nông là tỉnh ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất với 29 trường hợp, Kon Tum 26 ca, Gia Lai là 20 trường hợp và Đắk Lắk ghi nhận 3 ca bệnh.
Ths.Bs Nguyễn Hương Trà - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bạch hầu là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính do độc tố bạch hầu được sản xuất bởi trực khuẩn gram dương Corynebacterium diptheria hoặc một vài chủng khác như Corynebacterium ulcerans hay C. pseudotuberculosis.
Bạch hầu bám trên bề mặt của họng và lây truyền theo hai con đường sau:
- Đường hô hấp: Hít phải vi khuẩn bạch hầu từ dịch tiết trong không khí của người nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với những đồ dung có chứa vi khuẩn từ người nhiễm bệnh.
Ở phụ nữ mang thai, việc nhiễm bạch hầu có thể gây tử vong mẹ, thai lưu và đẻ non.
Chính vì những lý do đó, Tiêm vắc-xin phòng chống bệnh Bạch hầu là một biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, an toàn.
Vắc-xin bạch hầu được phát triển vào năm 1923. Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, là loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thồng y tế thế giới. Vắc-xin Tdap là vắc-xin phòng chống ba bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván và ho gà.
Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ có khả năng 3-5% nhiễm bệnh, vắc-xin Tdap đã được chứng minh rằng khi tiêm vacccin trong thời gian mang thai không gây bất cứ hậu quả này cho thai như: Không làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng thai, không sảy thai, không sinh non, không làm tăng thêm triệu chứng tiền sản giật, không thai lưu và không có bất cứ ảnh hưởng nào đến trẻ sơ sinh khi mẹ tiêm Tdap trong thời gian mang thai.
Bác sĩ Trà cho biết, trước đây, Vắc-xin Tdap không được khuyến cáo tiêm trong giai đoạn muộn của thai kỳ. Tuy nhiên những khuyến cáo gần đây của các Hiệp hội sản khoa dựa trên các nghiên cứu đã đưa ra:
- Tiêm Tdap cho sản phụ vào thời điểm thai 27-36 tuần để đảm bảo nồng độ miễn dịch cho em bé cao nhất trong vòng 4 tháng đầu sau sinh cho tới khi em bé được tiêm vacccin.
- Vắc-xin được tiêm trong thời điểm này sẽ bảo vệ em bé đồng thời nếu người chăm sóc, cha mẹ cũng tiêm thì nguy cơ em bé nhiễm bệnh sẽ càng thấp.
- Vacccin Tdap được khuyến cáo tùy trung tâm có thể tiêm lặp lại ở mỗi thai kỳ
- Tiêm Vắc-xin Tdap có thể có bầu ngay mà không cần chờ đợi.
- Phụ nữ cho con bú có thể tiêm Vắc-xin này.
Bác sĩ Trà cũng cho biết, theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ 2017 thì phụ nữ có thai nên tiêm Tdap (Vắc-xine phòng chống bạch hầu, ho gà, uốn ván) ở tuổi thai 27-36 tuần.
Phụ nữ có thai nên tiêm Tdap nhắc lại vào mỗi lần mang thai để đảm bảo nồng độ kháng thể cao nhất cho trẻ sơ sinh sau sinh.
Những người thân của bé bao gồm ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng nên tiêm Vắc-xin nếu trước đó chưa tiêm hoặc tiêm tối thiểu ít nhất hai tháng trước khi tiếp xúc với bé.
Phụ nữ sau sinh có thể tiêm Tdap nếu trước đó chưa bao giờ tiêm.
Trong những trường hợp như dịch bệnh bùng phát hoặc bị vết thương xước, hở trên da phụ nữ mang thai có thể tiêm Tdap bất cứ lúc nào.
Nếu trong thai kỳ đã tiêm Tdap một lần, sẽ không cần tiêm nhắc lại ở tuổi thai 27-36 tuần.
Nguồn: https://www.giadinhmoi.vn/phu-nu-mang-thai-bi-benh-bach-hau-se-anh-huong-toi-thai-nhi-nhu-the-nao-d42622.html
Hà Trang - Tổ Truyền thông