Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những người này tuyệt đối không được cấy que tránh thai

Những người này tuyệt đối không được cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang thu hút sự chú ý của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cấy que tránh thai vào thời điểm nào là thích hợp nhất và những ai không nên sử dụng biện pháp này cũng là những thắc mắc cần được giải đáp.

Cấy que tránh thai có gì đặc biệt?

Que tránh thai là những ống bằng chất dẻo có chứa thuốc tránh thai, thường được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Nhờ đó, bạn sẽ không phải sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào khác trong thời gian sử dụng que cấy tránh thai.

Hàng ngày que đó sẽ tiết một lượng nội tiết nhất định rất nhỏ đủ để tránh thai.

Nếu thực hiện cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, que cấy tránh thai sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức sau 24 giờ. Tác dụng này sẽ chậm hơn, nếu que tránh thai được cấy vào thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên điều nguy hiểm nhất là vị trí cấy que bị viêm nhiễm, que cấy di chuyển đến vị trí khác. Hoặc phụ nữ khi có nhu cầu sinh con lại không thể tháo que ra được. Vì vậy bạn cần tới những cơ sở uy tín để thực hiện việc cấy que tránh thai.

Cấy que tránh thai có tác dụng phụ không?

Que cấy tránh thai đúng là an toàn nhưng cũng tương tự như những biện pháp tránh thai khác, que tránh thai cũng sẽ mang đến một số tác dụng phụ cho người dùng. Cụ thể:

Sẽ có sự thay đổi trong kinh nguyệt: Trong vài tháng đầu khi cấy, bạn có thể sẽ phải đối diện với việc kinh nguyệt ra ít hơn thông thường, rong kinh, mất kinh.

Sau một năm cấy thì sẽ gây vô kinh. Một số triệu chứng khác: Đau đầu, chóng mặt, tăng cân, mặt nổi mụn, giảm ham muốn (tuy nhiên không làm giảm hay yếu sinh lý nữ)…

Những ai không được sử dụng que cấy tránh thai?

Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, có những người tuyệt đối không được cấy que tránh thai. Đó là người mới sinh con và đang cho con bú dưới 6 tuần sau sinh.

Nếu muốn kế hoạch hóa theo cách này hãy đợi sinh con sau 6 tuần mới cấy que tránh thai. Ngoài ra những người bị xuất huyết âm đạo, có tiền sử bệnh liên quan đến gan, người mắc ung thư vú hoặc người đang sử dụng thuốc chống động kinh và thuốc điều trị lao thì tuyệt đối không được áp dụng biện pháp cấy que tránh thai.

BS Gia Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, cũng cho rằng que tránh thai hoàn toàn có thể cấy được ở phụ nữ đang cho con bú, bởi nó không ảnh hưởng gì đến sữa, đây cũng chính là một điểm ưu việt của biện pháp tránh thai này.

Trong khi đó, những phụ nữ có vấn đề về tim mạch, hay ung thư đường sinh dục thì không nên áp dụng phương pháp này, còn lại cơ bản phụ nữ nào cũng có thể sủ dụng.

Tuy nhiên cũng theo Bs Gia Cường, cấy que tránh thai cũng giống như những biện pháp tránh thai khác, đều có tác dụng phụ nhất định như: rong kinh, tăng cân, nổi mụn...

Song những hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian đầu và không phải ai cũng gặp, thông thường chỉ 20% phụ nữ sử dụng phương pháp cấy que tránh thai gặp phải tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, khoảng 1- 2% phụ nữ có cơ địa không phù hợp khi cấy sẽ xuất hiện tình trạng rong kinh liên tục, điều trị có thể mất khá nhiều thời gian, nhưng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ.

Nguồn: 

https://guu.vn/diem-tin/nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-duoc-cay-que-tranh-thai-5d4f8aaf2f01bb13111773ed.html

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-duoc-cay-que-tranh-thai-4025825-t.html

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Nhung-nguoi-nay-tuyet-doi-khong-duoc-cay-que-tranh-thai/444025825/248/

Tổ Truyền thông