Trong âm đạo có hệ vi sinh vật thường trú rất phong phú gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại, sống cân bằng, hòa bình với nhau và không gây bệnh. Trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm số lượng 50-80%, sinh ra acid lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid nhẹ, từ 3,8-4,5. Đây là mức pH âm đạo bình thường và là một chỉ số quan trọng để đánh giá âm đạo có đang khỏe mạnh không.
pH là gì và vì sao lại quan trọng với vùng kín như vậy?
Độ pH là một thang đo cho thấy mức độ axit của dung dịch. Trên thang đo từ 0 – 14, số đo càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng cao. Như vậy, độ pH của âm đạo là thang đo chỉ ra mức độ axit của môi trường bên trong âm đạo. Thông thường, âm đạo khỏe mạnh sẽ có độ pH từ 3.5 – 4.5.
Khi độ pH trong âm đạo của bạn mất đi sự cân bằng, vùng kín nhiều khả năng sẽ xuất hiện mùi hôi và khiến bạn khó chịu. Vì vậy, việc giữ cân bằng độ pH sẽ giúp “cô bé” của bạn tránh được nhiều rắc rối.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả hoặc mất đi, là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có hại (ở tại chỗ và từ bên ngoài xâm nhập vào) phát triển gây viêm nhiễm. Đồng thời viêm nhiễm phụ khoa lại tiếp tục khiến cho pH âm đạo mất cân bằng hơn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, hình thành vòng xoắn bệnh lý.
Bên cạnh đó, pH âm đạo mất cân bằng còn gây ra bất lợi đối với quá trình thụ thai, bởi khi pH âm đạo bị mất cân bằng, tinh trùng sẽ bị cản trở trên đường đi vào gặp trứng để thụ thai, hoặc tệ hơn ở pH đó không thích hợp với tinh trùng, lượng tinh trùng sẽ bị diệt bớt khi vừa mới vào tới âm đạo, gây khó thụ thai ở rất nhiều trường hợp.
Độ pH dễ mất cân bằng với những thay đổi nhỏ từ môi trường. Ngoài ra, vào một số giai đoạn cơ thể phát triển cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng pH như: dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, ngày “đèn đỏ”, quan hệ tình dục… Tuy nhiên, khi độ pH trong âm đạo mất cân bằng đó cũng là lúc các vi khuẩn và vi nấm có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh viêm viêm nhiễm phụ khoa thường gặp.
Nhiều thống kê cho thấy: đa phần phụ nữ có vấn đề mới đi khám, có khoảng 90% phụ nữ đến khám tại bệnh viện mắc các bệnh phụ khoa. Gần như ai cũng có thể mắc viêm nhiễm.
pH vùng kín mất cân bằng - nguyên nhân của viêm nhiễm, nấm ngứa phụ khoa
Độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 - có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ pH bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn.
Bàn về nguyên nhân khiến vùng kín mất cân bằng pH, PGS.TS. Lưu Thị Hồng chia sẻ : “Khi pH thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong âm đạo thậm chí có cả nấm, một số vi khuẩn đặc hiệu. Trước đây nhiều chị em phụ nữ phải lao động lội ruộng sẽ có điều kiện phát triển. Còn nếu chia ra theo thuật nghĩ sâu hơn là nguyên nhân nội sinh. Do cấu tạo âm đạo âm hộ và vùng đại tiện gần nhau, ngoài sự thay đổi môi trường thì vùng kín gần nhau rất dễ ẩm ướt, nếu không biết cách đi vệ sinh hoặc không giữ vệ sinh được thì rất dễ viêm nhiễm.”
Xét về nguyên tắc cần giữ môi trường âm đạo cân bằng, nhiều chị em phái nữ còn chưa hiểu hoặc không chú trọng. ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy cảnh báo: “Thực ra pH âm đạo chính là do cơ thể chúng ta tự có chứ không phải chúng ta tự mang vào. Hiện nay chúng ta mắc một số bệnh như tiểu đường, hoặc ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh, phụ nữ có thai… sẽ mất cân bằng pH âm đạo dễ rất đến viêm nhiễm. Có những người dùng thuốc cùng làm thay đổi môi trường pH âm đạo. Nhiều người viêm họng sau khi điều trị kháng sinh thì lại đi khám phụ khoa… hoặc một số người mắc bệnh tự miễn cũng là điều kiện khiến dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.”
Một môi trường âm đạo có tính axit sẽ có chức năng bảo vệ. Nó tạo ra một rào cản ngăn vi khuẩn và nấm men không tốt nhân lên quá nhanh và gây nhiễm trùng:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn gây ra có mùi tanh cá, cùng với dịch tiết âm đạo màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. Nó cũng có thể dẫn đến ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu. Bản thân BV không nhất thiết có hại, nhưng những phụ nữ mắc bệnh này có nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như papillomavirus ở người (HPV), virus herpes simplex và HIV.
- Trichomonas (trich) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Trich thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các STD khác, nghiêm trọng hơn, như HIV.
- Một âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 đến 8,5. Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng để chúng có thể đi đến trứng.
Mời bạn đọc theo dõi kỹ hơn các tư vấn Tầm quan trọng của cân bằng ph với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ chuyên gia PGS.TS. Lưu Thị Hồng - Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tại:
Thang đo độ pH của những hợp chất thông thường cho biết nếu độ pH thấp hơn 7 có tính axit, pH cao hơn 7 có tính kiềm. Thế nhưng, tính kiềm của nước rửa vệ sinh phụ nữ lại dựa vào độ pH sinh lý cân bằng tại vùng kín. Nếu độ pH của dung dịch vệ sinh phụ nữ từ 4.5 trở lên được coi là có tính kiềm. Độ pH của nước rửa phụ khoa từ 3,8 – 4,5 được coi là trung tính và dưới 4 là axit.
Khi phụ nữ bị viêm ngứa âm đạo do nấm có thể được chuyên gia y tế chỉ định sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính axit để giúp ức chế sự phát triển của vi nấm và đưa pH vùng âm đạo trở về trạng thái sinh lý. Chị em nên tìm mua dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp cân bằng độ pH vùng kín bằng 3,8 là phù hợp.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/vung-kin-bi-viem-nhiem-nguyen-nhan-sau-xa-do-yeu-to-ph-khong-can-bang-n185604.html
Hà Trang - Tổ Truyền thông