Đau bụng kinh là chứng đau trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh thường bắt đầu khoảng thời gian trước, trong, sau kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất là ba ngày. Cơn đau thường là ở khung chậu hoặc bụng dưới. Các triệu chứng khác có người bị đau âm ỉ, người lại đau dữ dội làm cho sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm trí có người đau quằn quại.
Theo BSCKII Nguyễn Công Định - Giám đốc Cơ sở 2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: Đau bụng kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong kì kinh nguyệt: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng… là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
- Do vận động mạnh: khi hành kinh phụ nữ vận động mạnh, chạy nhảy hoặc làm việc nặng… cũng gây đau bụng kinh.
- Ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều cũng gây đau bụng kinh.
- Do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài thường gây đau bụng kinh.
- Do đặt vòng tránh thai. Do gen di truyền.
- Do yếu tố nội tiết, sự gia tăng bất thường progesterone và gia tăng prrostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung nên thường gây đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt, làm cho tử cung không dễ dàng thả lỏng bình thường, do đó sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Những bất thường ở tử cung như: tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.
- Đặc biệt, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…
Tại Cơ sở 2 bệnh viện Phụ Sản Hà Nội địa chỉ 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng – các y bác sĩ sẽ hướng dẫn cho chị em một số cách giảm đau tự nhiên: chị em luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng bụng, có thể dùng nước ấm để trườm bụng dưới cho bớt đau , tránh vận động mạnh và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống có cồn hoặc chất kích thích, kiêng đồ ăn lạnh cay trong kỳ hành kinh…
Đối với việc dùng thuốc chị em có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai để hạn chế tình trạng mất máu và những cơn đau bụng trong chu kì kinh nguyệt. Nhưng chị em cần lưu ý:
- Thuốc giảm đau có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh. Tuy nhiên dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: viêm loét dạ dày tá tràng, biến chứng thủng dạ dày ở người bị viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm thận kẽ, hoại tử thận, cơn hen giả, kéo dài thời gian chảy máu, thậm chí là nhồi máu cơ tim... Hơn nữa, khi dùng thường xuyên có thể gây “hội chứng không rụng trứng” mặc dù vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh.
Thuốc tránh thai mặc dù cho hiệu quả rõ rệt, đồng thời có tác dụng tránh thai và điều hòa kinh nguyệt nhưng nếu kéo dài liên tục sẽ khiến buồng trứng người phụ nữ bị ức chế quá lâu, không có hiện tượng rụng trứng, tuyến yên không có nội tiết để làm cho buồng trứng hoạt động, dẫn đến hàng loạt các bệnh phụ khoa như rối loạn nội tiết ... và nghiêm trọng hơn cả là tình trạng buồng trứng bị teo dần dễ dẫn đến vô sinh. Hơn nữa, đây cũng không phải là những cách “triệt” đau bụng kinh vĩnh viễn mà chỉ có tác dụng ngăn chặn tức thời những đau đớn của hiện tượng đau bụng kinh.
Lời khuyên của BSCKII Nguyễn Công Định: chị em không nên tự mua thuốc về uống mà hãy để bác sĩ sản khoa khám, tư vấn và kê đơn thuốc cho bạn.
Mọi nhu cầu khám chữa bệnh xin liên hệ:
Cơ sở 2 bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Địa chỉ: 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng , Hà Nội
Hotline: 1900.6922.2
Cơ sở 2 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính là một địa chỉ y tế chuyên sản, phụ khoa tốt nhất mà chị em phụ nữ có thể yên tâm lựa chọn bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư bài bản là điều kiện thuận lợi để chị em thăm khám và kiểm tra sức khoẻ sinh sản định kỳ
Thu Linh - Tổ Truyền thông