Group B Streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn có trong cơ thể chúng ta và thường là vô hại. Vi khuẩn GBS có thể tái nhiễm và tự khỏi mà không cần điều trị.
Đây không phải là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Ước tính có khoảng 2-4 trong số 10 phụ nữ có vi khuẩn GBS trong âm đạo, trực tràng.
Ảnh hưởng của GBS (liên cầu B) tới trẻ sơ sinh
Trẻ thường nhiễm GBS qua đường âm đạo của mẹ trong chuyển dạ. Trẻ nhiễm GBS có thể tự khỏi mà không cần điều trị, chỉ có 1-2% trẻ nhiễm GBS có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong.
Có hai loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh: nhiễm GBS khởi phát sớm và nhiễm GBS khởi phát muộn.
- Nhiễm giai đoạn sớm: xảy ra trong 7 ngày đầu sau sinh
2/3 trẻ sơ sinh nhiễm GBS thuộc loại nhiễm GBS khởi phát sớm. Phần lớn trẻ Nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ gây nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não.
Trong số trẻ nhiễm GBS khởi phát sớm, khoảng 10% sẽ tử vong (ngay cả với sự chăm sóc y tế tốt nhất), một số ít em bé hồi phục sau điều trị viêm màng não do GBS sẽ mang theo tổn thất về thể chất hoặc tinh thần vĩnh viễn.
- Nhiễm giai đoạn muộn: Xảy ra ở những trẻ từ 7 - 90 ngày tuổi (Thường gặp trong vòng 1 tháng tuổi, hiếm gặp sau ba tháng tuổi)
Nhiễm GBS giai đoạn muộn thường gây viêm màng não và nhiễm trùng máu. Nhiễm GBS giai đoạn muộn ít gặp hơn nhiều so với nhiễm liên cầu nhóm B khởi phát sớm - khoảng 30% trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS sẽ thuộc loại nhiễm giai đoạn muộn. Nhiễm GBS giai đoạn muộn có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với nhiễm GBS giai đoạn sớm, khoảng 1/20 (5%) trẻ sơ sinh tử vong nếu nhiễm GBS giai đoạn muộn. Tuy nhiên, một nửa số trẻ sống sót sau nhiễm GBS muộn sẽ gặp tổn thất về tinh thần hoặc thể chất lâu dài và 1/8 trong số họ viêm màng não nghiêm trọng.
Hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm GBS giai đoạn muộn ở trẻ sơ sinh. Một loại vaccine đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng dự kiến sẽ mất ít nhất 10 năm để cung cấp.
Các triệu chứng của nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh nhiễm GBS khởi phát sớm thường có dấu hiệu trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Những dấu hiệu này bao gồm:
- Thở rên, nhịp thở bất thường
- Da xanh tái, nhiệt độ bất thường
- Ngủ li bì, ăn kém
- Nhịp tim rất nhanh hoặc chậm
Xét nghiệm liên cầu B (GBS) được thực hiện khi tuổi thai 36w0d - 37w6d. Khi làm hồ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mẹ bầu được xét nghiệm liên cầu B (GBS), từ đó nhận tư vấn và điều trị giúp giảm nguy cơ lây truyền GBS đến em bé.
- Nếu bạn nhiễm GBS và không điều trị, tỉ lệ mắc bệnh của trẻ sơ sinh sẽ là 1/100-200, nếu được điều trị tỉ lệ là 1/4000.
- Nếu bạn có kết quả dương tính hoặc được biết là có yếu tố nguy cơ với GBS, bạn sẽ được tiêm kháng sinh khi chuyển dạ/vỡ ối để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây nên các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để phòng tránh hiệu quả thai phụ cần phải tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B. Thực hiện xét nghiệm GBS ở bà bầu. Xét nghiệm được thực hiện khi thai nhi được 35 - 37 tuần tuổi, thực hiện bằng cách lấy dịch âm đạo và hậu môn đưa đi xét nghiệm.
Hãy liên hệ với các cơ sở của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để được thực hiện tầm soát này.
Mọi nhu cầu thăm khám và điều trị xin liên hệ
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
(theo Ths.BSCKII Nguyễn Hương Trà - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp)
Thu Linh - Tổ Truyền thông