Khám thai định kỳ rất cần thiết và quan trọng trong suốt thai kỳ của bạn. Khám thai định kỳ sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Giúp thai phụ nắm rõ sự phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai.
- Được bác sĩ sản khoa tư vấn về nhiều vấn đề thường gặp trong thai kỳ như chế độ dinh dưỡng hoặc một số điều cần tránh khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Một số xét nghiệm chỉ có thể chính xác ở một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ, chính vì thế, thai phụ nên đi khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Lịch khám thai đầy đủ trong suốt thai kỳ
Lịch khám thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua 3 lần khám:
Lần khám đầu tiên
Khi thai nhi đạt từ 5 đến 8 tuần tuổi, thai phụ nên đi khám thai để chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai có an toàn hay không. Ở lần khám này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để xác định tuổi thai, xét nghiệm máu cơ bản, các chức năng gan, thận, tuyến giáp. Khai thác tiền sử thai nghén cũng như các bệnh nội, ngoại khoa và di truyền trong gia đình.
Lời khuyên: Ở thời kỳ này mẹ cần được bổ sung axit folic và DHA để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Quan trọng hơn nên lắng nghe tư vấn sàng lọc trước sinh và báo ngay với bác sĩ về tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi.
Lần khám thứ hai
Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 8 đến 11 tuần tuổi. Thai phụ sẽ đc chỉ định siêu âm thai, xác định tuổi thai, số lượng thai. Lần khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra một cách toàn diện hơn về sức khỏe của thai nhi như là yếu tố tim thai, một số vấn đề về phôi thai… Những xét nghiệm cần thực hiện về cơ bản sẽ giống lần khám đầu tiên. Đây là thời điểm siêu âm đưa ra ngày dự kiến sinh tốt nhất.
Lần khám thai thứ 3
Nên khám tại thời điểm 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Đây là thời điểm quan trọng điểu siêu âm khảo sát dị tật sớm cho thai nhi..., làm các xét nghiệm sàng lọc di truyền bước đầu đối với từng thai phụ: xét nghiệm Thalassemia, combined test, đo nhịp tim, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ bị down của thai nhi. Thai phụ có thể làm xét nghiệm sàng lọc NIPT và nguy cơ tiền sản giật. Đây là thời điểm mà các mẹ bầu nên nhớ để đi khám định kỳ.
Lịch khám thai trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ
Lần khám thai thứ 4: từ 15 - 18 tuần: Lần khám này với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai, xét nghiệm triple test sàng lọc rối loạn NIPT liên quan đến dị tật ống thần kinh. Sàng lọc này sẽ được làm nếu đối với thai phụ đối với thai phụ không được làm combined test trong lần khám thứ 3 hoặc làm xét nghiệm NIPT, chọc ối nếu có chỉ định của bác sĩ.
Lần khám thai thứ 5: từ 20 đến 22 tuần. Mục đích khám thai là tiếp tục kiểm tra sự phát triển của thai nhi và những dị tật bẩm sinh một cách chính xác hơn. Một số xét nghiệm cần thực hiện là siêu âm thai 4D phát hiện các dị tật bất thường về tim thai, hệ thống não thất,... xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp sàng lọc tiền sản giật Trong trường hợp phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối để kiểm tra.
Lần khám thai thứ 6: từ 24 - 28 tuần siêu âm thai, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp, làm nghiệm pháp đường huyết sàng lọc tiểu đường thai kỳ, tiêm phòng UV. Khi thai nhi được 20 đến 24 tuần tuổi. Lần khám này giúp các bác sĩ kiểm tra hình thái của thai nhi và kiểm tra về tim thai, chân tay, cột sống,… của thai và vị trí bám của nhau thai cũng như xác định lượng nước ối ra sao.
Lịch khám thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ
Lần khám thai thứ 7: Khi thai nhi được 28 đến 32 tuần tuổi. Lần này, mục đích khám là kiểm tra ngôi thai và kiểm tra sự phát triển của thai đồng thời tiêm phòng uốn ván, tiêm Anti D đối với các thai phụ có nhóm máy Rh âm, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh của thai phụ. Bên cạnh đó là xét nghiệm Non-stress để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.Siêu âm hình thái lần cuối xem các dị tật có thể có như thoát vị hoành, cấu trúc tim, tình trạng của bánh rau và ối.
Lần khám thai thứ 8: Khám thai ở tuần thứ 36, làm hồ sơ quản lý sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Thai phụ lưu ý trước đi khám lần này cần nhịn ăn để làm các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc đẻ: xét nghiệm máu, siêu âm, CTG (chạy máy đo cơn co), xét nghiệm liên cầu khuẩn nhón B, khám tiền mê. Thai phụ nhớ mang theo căn cước công dân và hộ khẩu để hoàn thiện hồ sơ.
Các lần khám tiếp theo cho đến lúc chuyển dạ thai phụ nên đến theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội luôn mong muốn mang đến cho các bà mẹ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Đội ngũ bác sĩ sản khoa của bệnh viện đều là những bác sĩ có chuyên môn cao vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ thăm khám thai kỳ tại bệnh viện.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung,
Thu Linh - Tổ Truyền thông