Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 1)

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 1)

Thời tiết đang bước váo mùa lạnh thuận lợi cho các vi rút, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp phát triển, một trong những biểu hiện của trẻ khi bị nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp thường là các cơn ho, sau đây chúng ta cùng giải mã, tìm cách phòng, chống và điều trị các cơn ho của trẻ.

Từ ho khan đến ho khò khè, trẻ có đủ loại ho. Chúng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhi. Và mặc dù hầu hết các cơn ho là do tình trạng hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc hen suyễn, tuy nhiên, đôi khi chúng có thể báo hiệu một điều gì đó nghiêm trọng hơn, như ho gà hoặc viêm phổi. 

Ho khàn

Con bạn đi ngủ với tình trạng nghẹt mũi nhưng đã ngủ yên được vài giờ rồi. Mọi thứ có vẻ ổn, nhưng rồi—đột nhiên—bạn nghe thấy âm thanh tiếng ho khàn khàn, đồng thời tạo ra âm thanh the thé, chói tai khi chúng thở.

Nguyên nhân có thể: Viêm thanh quản, một bệnh do virus gây viêm thanh quản (hộp thoại) và khí quản (khí quản), có thể gây ho khàn ở trẻ em. Viêm thanh quản có nhiều loại và thường phát triển mạnh nhất trong khoảng từ mùa Thu tới mùa Xuân.

I. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ từ 1 - 6 tuổi. Ở trẻ em, niêm mạc thanh quản và tổ chức dưới niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến khó thở ở trẻ nhỏ.

- Nguyên nhân

Các nguyên nhân hay gặp gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường do: lạnh, do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố môi trường, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

- Triệu chứng

Thông thường, trẻ bị viêm thanh quản cấp thường có triệu chứng:

  • Sốt cao hoặc sốt nhẹ, khóc khàn hoặc khàn tiếng, ho, thở rít. Các triệu chứng thường nặng hơn khi về ban đêm.
  • Khám nội soi ống mềm thường cho thấy hình ảnh viêm phù nề thượng thanh môn, thanh thiệt hoặc dây thanh sung huyết phù nề.
  • Chẩn đoán xác định viêm thanh quản cấp ở trẻ em là nói khàn hoặc khóc khàn, soi thanh quản ống mềm có hình ảnh viêm phù nề thượng thanh môn, thanh thiệt, dây thanh 2 bên.

 Các thể bệnh lâm sàng

  1. Thể cấp tính ngạt thở

- Các thể lâm sàng trong đó lưu ý thể cấp tính ngạt thở. Nguyên nhân do moxyvirut, virus cúm, virus á cúm, vi khuẩn liên cầu, phế cầu…

Viêm thanh quản trẻ em thể cấp tính ngạt thở hay gặp ở trẻ từ 1 - 3 tuổi. Gặp ở những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên hay gặp ở thể viêm thanh quản hạ thanh môn.

Đây là một cấp cứu trong tai mũi họng vì có thể gây khó thở thanh quản và khó thở đường hô hấp dưới, gây nguy hiểm cho trẻ.

- Triệu chứng: Thường sốt nhẹ, khó thở thanh quản, ngạt thở.

- Cách xử trí: Để xử trí những trường hợp nặng này cần có phải nhanh chóng, kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Biện pháp xử trí như sau:

  • Dùng liệu pháp corticoid solumedrol 0,5 mg/kg/12h ngay lập tức theo đường tĩnh mạch.
  • Cho thở không khí ấm và ẩm.
  • Khí dung đường thở bằng các thuốc chống viêm, giãn khí phế quản.
  • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Hạn chế khám để tránh gây kích thích gây khó thở cho trẻ.
  • Hạ sốt cho trẻ nếu sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Không dùng các thuốc an thần, giảm đau để đánh giá chính xác mức độ khó thở của trẻ để có biện pháp cấp cứu kịp thời.
  • Nếu trong trường hợp nghĩ đến viêm thanh quản do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn thì có thể sử dụng kháng sinh.
  • Nếu tình trạng trẻ nặng hơn thì có thể phải tiến hành đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.
  • Theo dõi chặt chẽ diễn biến của trẻ, tình trạng khó thở của trẻ.

Lưu ý: Đây là những xử trí ở cơ sở y tế nên nếu trẻ có tình trạng sốt, ngạt thở, khó thở thanh quản, khóc khàn, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để có các biện pháp điều trị tích cực phù hợp.

 

Hoàng Đức (Theo suckhoedoisong.vn)