Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 4)

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 4)

hen suyễn

Ho khan về đêm ở trẻ em

Con bạn đã bị ho khó chịu liên tục trong suốt mùa đông dài và nó trở nên tồi tệ hơn mỗi đêm.

Nguyên nhân có thể: Ho khan ở trẻ em có thể do hen suyễn , một tình trạng mãn tính trong đó đường thở trong phổi bị viêm và thu hẹp, đồng thời tiết ra nhiều chất nhầy. Mặc dù cha mẹ thường nghĩ rằng thở khò khè là dấu hiệu chính của bệnh hen suyễn, nhưng ho khan - đặc biệt là vào ban đêm - có thể là triệu chứng duy nhất ở trẻ. Những dấu hiệu cảnh báo khác: Ho xảy ra do tập thể dục, dị ứng, cảm lạnh hoặc không khí lạnh. Nếu con bạn còn nhỏ hoặc gầy, bạn có thể thấy ngực của bé lõm xuống khi bé thở.

Hen phế quản (hen suyễn) rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh hen cao gấp đôi so với người lớn (tỉ lệ mắc bệnh hen ở trẻ em là 10% so với người lớn là 5%). Đây là bệnh có tính chất gia đình và không phải là bệnh truyền nhiễm.

Tình trạng viêm làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau: Lông động vật nuôi (chó, mèo), gián, khói thuốc lá, hóa chất nặng mùi (xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng…), phấn hoa, nước hoa, nước xịt phòng, nhang khói…

Khi tiếp xúc với chất kích thích, phế quản sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hen suyễn ở trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tổn thương não, suy hô hấp...

Hen suyễn co yéu tố gia dinh và thường gặp ở trẻ nhiều hơn người lớn. Khi trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh hen, ti lệ trè måc bệnh này khá cao, vậy cần nhận biết dấu hiêu hen suyễn của trẻ để được khám và điều trị sớm. Do vậy cần nhận biết dấu hiệu hen suyễn của trẻ để được khám và điều trị sớm. Người chăm sóc trẻ cần nhận biết sớm các dấu hiệu của cơn hen đang đến: Ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Lúc này, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh các hoạt động trong 1 giờ.

 

2. Hen suyễn có chữa được không?

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen khá cao, nhưng trên thực tế lâm sàng, việc chẩn đoán hen ở trẻ em nhiều khi bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này đã hạn chế hiệu quả điều trị: Trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Do vậy, ngoài yếu tố tiền sử gia đình, nếu trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn "trúng" một thức ăn nào đó…) thì cần nghi ngờ đến hen suyễn và đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc hô hấp để được điều trị sớm.

Tuy hen suyễn ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì có thể kiểm soát được bệnh

Mục tiêu điều trị là kiểm soát các triệu chứng. Qua khám bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng, tuổi, tác nhân gây hen suyễn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân.

Điều trị hen suyễn bao gồm dùng thuốc điều trị cơn hen suyễn đang diễn ra và thuốc phòng ngừa lên cơn cấp.

Trẻ dưới 3 tuổi có triệu chứng hen suyễn nhẹ, bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi, chưa sử dụng thuốc ngay. Điều này là do tác dụng lâu dài của thuốc hen suyễn ảnh hưởng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa được chứng minh. Dù vậy, trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có những cơn khò khè thường xuyên hoặc nghiêm trọng, nguy hiểm, bác sĩ vẫn phải kê thuốc điều trị thử và đánh giá đáp ứng thuốc của trẻ.

Điều trị hen suyễn ở trẻ em cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hoàng Đức (Theo suckhoedoisong.vn)