Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 8)

Những loại ho thường gặp ở trẻ (phần 8)

Ho có đờm, khò khè, Viêm tiểu phế quản

Ho có đờm, khò khè

Con bạn đã bị cảm lạnh vài ngày và bây giờ cơn ho của chúng có âm thanh khàn khàn, như tiếng huýt sáo. Em bé có vẻ thở gấp và rất cáu kỉnh.

Nguyên nhân có thể gây ra: Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng tiểu phế quản, đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi. Khi chúng sưng lên và chứa đầy chất nhầy, trẻ sẽ khó thở. Nguyên nhân phổ biến nhất là virus hợp bào hô hấp (được gọi là RSV). Virus này tác động đến tiểu phế quản - các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi. Bệnh thường tấn công trẻ nhỏ trong những tháng mùa đông và sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được phát hiện bệnh và xử trí kịp thời.

1. Viêm tiểu phế quản là gì?

Các tiểu phế quản có nhiệm vụ kiểm soát luồng không khí trong phổi. Khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương, tiểu phế quản có thể sưng lên hay bị tắc nghẽn, ngăn chặn oxy lưu thông.

Có 2 loại viêm tiểu phế quản:

- Tiểu phế quản bị viêm ở trẻ sơ sinh do virus: Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ em là do virus hợp bào hô hấp (RSV) bùng phát vào mỗi mùa đông và ảnh hưởng đến trẻ em dưới 1 tuổi.

- Viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn: là tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm ở người lớn. Bệnh có thể để lại sẹo ở tiểu phế quản, làm chặn đường thông khí, gây tắc nghẽn đường thở.

2. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh.

- Với trường hợp bệnh do virus: các virus xâm nhập và lây nhiễm qua đường hô hấp, thường do các loại virus phổ biến:

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) - nguyên nhân phổ biến nhất tấn công trẻ em từ 2 tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ dưới 1 tuổi gây ra tình trạng viêm, tích tụ chất nhầy và sưng đường thở;
  • Virus Adeno (gây ra khoảng 10% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em);
  • Virus cúm…

Bệnh đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là khi trẻ:

  • Không được bú sữa mẹ;
  • Sinh non;
  • Bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh;
  • Hệ miễn dịch yếu;
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá;
  • Ở những nơi đông người có virus tồn tại…

- Đối với viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn: nếu bệnh nghiêm trọng và không được điều trị, bệnh nhân có thể tử vong. Những nguyên nhân đã xác định được: Mùi từ hóa chất như amoniac, thuốc tẩy và clo; Nhiễm trùng đường hô hấp; Có phản ứng bất lợi với thuốc…

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh này ở người trưởng thành là:

  • Làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  • Đã thực hiện ghép tim, phổi hoặc tủy xương;
  • Hút thuốc lá;
  • Mắc bệnh mô liên kết tự miễn…
  1. Triệu chứng của viêm tiểu phế quản

Cả 2 dạng trên đều có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau:

  • Sốt nhẹ;
  • Ho, hụt hơi;
  • Thở nhanh, khò khè;
  • Da xanh tái do thiếu oxy;
  • Nghe phổi qua ống nghe có tiếng kêu hoặc tiếng rít;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Khi gắng sức hít thở thì thấy rõ xương sườn lõm vào (ở trẻ em); Co rút liên sườn;
  • Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có tình trạng cánh mũi phập phồng...

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với một số hóa chất, những triệu chứng viêm tiểu phế quản có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần đến một tháng. Tuy nhiên, bệnh có thể bị nhầm lẫn với hen suyễn nên cần được bác sĩ chẩn đoán sớm để có biện pháp xử trí kịp thời.

  1. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ ăn uống khó khăn và hơi thở của trẻ trở nên nhanh hơn hãy đi gặp ngay bác sĩ. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng sau đây cần được cấp cứu kịp thời:

  • Âm thanh khò khè;
  • Thở rất nhanh và nông;
  • Thở gấp – các xương sườn dường như lõm vào trong khi trẻ hít vào;
  • Bệnh nhân uể oải hoặc lờ đờ;
  • Thở quá nhanh để ăn hoặc uống;
  • Da chuyển sang màu xanh, đặc biệt là môi và móng tay (tím tái).
  1. Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là do virus gây ra và lây từ người sang người, vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa là:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh hoặc người mắc viêm tiểu phế quản ở người lớn, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ sơ sinh.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào,
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi.
  • Không sử dụng cốc nước uống với người khác và đặc biệt đối với những người bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.
  • Nên tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Lọc sạch khói cũng như hóa chất khỏi môi trường sống; Tạo độ ẩm trong không khí...

Liên hệ với đơn vị y tế chuyên khoa nhi gần bạn ngay lập tức nếu con bạn có vẻ khó thở hoặc khó uống. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện để được cung cấp oxy, truyền dịch và nằm điều trị tích cực.

Hoàng Đức (Theo suckhoedoisong.vn)