Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Thông tin thuốc - Bản tin dược lâm sàng số 3 năm 2023

Thông tin thuốc - Bản tin dược lâm sàng số 3 năm 2023

TỔNG HỢP BÁO CÁO ADR NĂM 2022 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

  1. Tổng quan

Tổng số báo cáo ADR trong năm 2022 của Bệnh viện từ các khoa phòng là 30 báo cáo. Số lượng báo cáo ADR giảm gần 1/3 so với năm 2021 (46 ca). Lý do cho sự giảm báo cáo ADR là do các bác sỹ đã khai thác thông tin tiền sử bệnh nhân đầy đủ hơn, nên các bệnh nhân có tiền sử dị ứng đã được lựa chọn thuốc cẩn thận hơn, hạn chế được các ADR.

Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin, thường chỉ thiếu thông tin về các thuốc dùng đồng thời, một số báo cáo không ghi tên và điện thoại người báo cáo. Khoa Dược đã bổ sung đầy đủ thông tin trước khi gửi Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

  1. Phân bố số báo cáo ADR theo mức độ nghiêm trọng:

TT

Mức độ nghiêm trọng

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Nhẹ

24

80

2

Kéo dài thời gian nằm viện

1

3.4

3

Nghiêm trọng

5

16.6

 

Nhận xét: trong 30 báo cáo, có 5 báo cáo (chiếm 16.6%) ở mức độ nghiêm trọng: 03 báo cáo liên quan đến kháng sinh tiêm truyền; 01 báo cáo liên quan đến 03 thuốc phối hợp: kháng sinh + cầm máu sau sinh; 01 báo cáo liên quan đến dung dịch rửa. 01 báo cáo (3.4%) ở mức độ kéo dài thời gian nằm viện liên quan đến kháng sinh và 24 báo cáo (80%) ở mức độ nhẹ, phần lớn liên quan đến thuốc đặt giảm đau sau sinh/mổ.

 Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc:

TT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Kháng sinh

07

23.3

2

NSAID

12

40

3

Gây tê, gây mê

01

3.3

4

Tiêu hóa, dạ dày

01

3.3

5

Dùng chẩn đoán

01

3.3

6

2,3 kháng sinh phối hợp

03

10

7

Kháng sinh + giảm đau + cầm máu sau đẻ

03

10

8

Kháng sinh + sát khuẩn

01

3.3

9

Kháng sinh + Cầm máu sau đẻ

01

3.3

 

Nhận xét: NSAID là nhóm thuốc có báo cáo ADR nhiều nhất chiếm 40% với 12 báo cáo; sau đó đến nhóm kháng sinh chiếm 23.3% với 07 báo cáo; 2,3 kháng sinh phối hợp và kháng sinh + giảm đau + cầm máu sau đẻ mỗi nhóm chiếm 10% với 03 báo cáo mỗi nhóm. Còn lại là 5 báo cáo liên quan đến nhiều nhóm thuốc khác nhau, ví dụ như gây tê, gây mê; tiêu hóa, dạ dày; thuốc dùng trong chẩn đoán… Về NSAID, thuốc chủ yếu xuất hiện trong các báo cáo ADR là diclofenac, là thuốc giảm đau được sử dụng nhiều tại bệnh viện sau khi sản phụ sinh đẻ, cả đẻ thường và đẻ mổ. Vì tần suất sử dụng nhiều như vậy nên các ADR liên quan đến thuốc cũng xuất hiện nhiều và được báo cáo thường xuyên.

  1. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm kháng sinh:

Trong 10 báo cáo ADR về kháng sinh được phân bố vào các nhóm kháng sinh như sau:

TT

Nhóm kháng sinh

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Beta lactam

5

50

2

Quinolon

1

10

3

Khác (Vancomycin)

1

10

4

2, 3 kháng sinh phối hợp

3

30

  

Nhận xét: Các báo cáo đơn chất nhóm kháng sinh ghi nhận nhóm Beta lactam có số ADR nhiều nhất với 05 báo cáo, chiếm 50%; các kháng sinh nhóm còn lại chiếm 20% với 1 báo cáo thuộc nhóm quinolones và 1 báo cáo liên quan vancomycin. Có 3 báo cáo ADR liên quan tới 2,3 kháng sinh, chiếm 30%.

  1. Phân bố số báo cáo ADR theo đường dùng thuốc:

TT

Đường dùng

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Tiêm, truyền tĩnh mạch

12

40

2

Đặt hậu môn

12

40

3

Uống

1

3.3

4

Thuốc dùng ngoài

2

6.7

5

Khác

3

10

Nhận xét: phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc theo đường đặt hậu môn (nhóm thuốc NSAID) chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% với 12 báo cáo cùng với báo cáo về phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc đường tiêm, truyền TM; tiếp đến là dùng thuốc ngoài da chiếm 6.7% với 2 báo cáo. Báo cáo ADR đường uống chỉ chiếm 3.3% với 1 báo cáo. Báo cáo ADR liên quan đến đường dùng khác là 10% với 3 báo cáo vì các báo cáo này không xác định được rõ thuốc gây phản ứng ADR là thuốc nào và các thuốc được đưa qua các đường khác nhau.