Nhân dịp năm mới 2019, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2 cho biết sẽ dành tặng các khách hàng chương trình "Miễn phí quản lý hồ sơ đăng ký sinh" tại cơ sở 2. Chương trình diễn ra từ ngày 17/12/2018 đến ngày 31/01/2019 và dành cho các mẹ bầu từ 36 tuần trở lên.
Theo đó, các bà mẹ có thể được miễn phí làm hồ sơ đăng ký sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2 chỉ với 3 điều kiện đơn giản:
1. Check-in tại Bệnh viện Phụ Sản Cơ sở 2 - 38 Cảm Hội
2. Viết bài review (cảm nhận) về Bệnh viện Phụ Sản Cơ sở 2 - 38 Cảm Hội. Khách hàng có thể viết cảm nhận về các dịch vụ, cơ sở vật chất hoặc chất lượng phục vụ tại đây.
3. Gắn thẻ (tag) thêm 3 người bạn khác
Hồ sơ sinh gồm những gì?
Khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là từ tuần 36, mẹ bầu có thể đến bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa để đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh, trong đó có Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2.
Làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.
Khi đăng ký, thai phụ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục về hồ sơ giấy tờ thông tin cá nhân của sản phụ, khám thai, làm các xét nghiệm theo quy định của bệnh viện bao gồm:
+ Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…
+ Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…
+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ
+ Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.
+ Siêu âm thai
+ Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…
Lưu ý khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là khi mệt mỏi có người hỗ trợ cần thiết. Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2 - 38 Cảm Hội có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ với cơ sở 1, hiện đang cung cấp các dịch vụ:
- Khám, điều trị các bệnh phụ khoa
- Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh
- Quản lý thai & Đăng ký sinh tại bệnh viện
- Khám nam khoa
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân
- Điều trị vô sinh, hiếm muộn
- Kế hoạch hóa gia đình có sử dụng các biện pháp vô cảm
Mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ xin liên hệ:
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI CƠ SỞ 2 - 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Tổng đài đặt khám: 1900.6922 - phím 8
|
Nguồn: https://doisongvietnam.vn/mien-phi-lam-ho-so-dang-ky-sinh-tai-bv-phu-san-ha-noi-cho-cac-me-bau-58044-9.html
Tổ Truyền thông