Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

TUYÊN TRUYỀN CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TUYÊN TRUYỀN CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, việc tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều phương pháp và thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho công tác điều tra và xử lý. Tội phạm này lợi dụng tính ưu việt của mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra nhiều hậu quả xấu đối với xã hội và cuộc sống của người dân.

Các phương thức và thủ đoạn phổ biến của tội phạm công nghệ cao:
1. Giả mạo cơ quan chức năng:
Tội phạm giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án thông báo người bị hại liên quan đến một vụ án hoặc vi phạm giao thông và yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra, xử lý.
2. Giả mạo cán bộ ngân hàng:
Tội phạm giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã pin hoặc thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng.
3. Lừa đảo qua mạng xã hội:
Tội phạm giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn với phụ nữ Việt Nam, tán tỉnh rồi nói đã chuyển quà giá trị như trang sức, mỹ phẩm, ngoại tệ qua đường hàng không. Sau đó, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để nhận quà.
4. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội:
Tội phạm đánh cắp quyền truy cập các tài khoản ZALO, FACEBOOK, giả danh chủ tài khoản nhắn tin nhờ người thân chuyển tiền hoặc mua thẻ cào điện thoại.
5. Lừa đảo người bán hàng trực tuyến:
Tội phạm dùng thông tin giả mạo để đăng ký các tài khoản mạng xã hội, kết bạn với người bán hàng trực tuyến và yêu cầu gửi thông tin tài khoản ngân hàng. Khi bị hại nhập thông tin và mã OTP, tội phạm chiếm quyền sử dụng tài khoản và rút tiền.
6. Giả danh công ty viễn thông:
Tội phạm giả danh các công ty viễn thông gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng và yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào tài khoản để nhận thưởng.
7. Giả danh tổ chức tín dụng:
Tội phạm quảng cáo cho vay tiền dễ dàng với nhiều ưu đãi, sau đó yêu cầu chuyển "phí bảo hiểm khoản vay" trước khi nhận tiền vay để chiếm đoạt tài sản.
Biện pháp phòng tránh:
1. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP qua điện thoại hoặc tin nhắn:

Các cơ quan chức năng và ngân hàng không bao giờ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP qua điện thoại hoặc tin nhắn. 2. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển tiền: Liên hệ trực tiếp với người thân, bạn bè khi nhận được yêu cầu chuyển tiền qua mạng xã hội. 3. Cập nhật phần mềm bảo mật: Cài đặt và cập nhật các phần mềm diệt virus, tường lửa để bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại. 4. Phối hợp với cơ quan chức năng: Báo cáo ngay cho cơ quan công an khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị lừa đảo. 5. Cảnh giác với các chiêu trò nhận thưởng qua mạng: Không tin vào những thông báo trúng thưởng yêu cầu nạp tiền thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. 6. Cảnh giác với website và ứng dụng giả mạo: Chỉ nhập thông tin tài khoản ngân hàng trên các trang web chính thức của ngân hàng. 7. Xác nhận thông tin khi nhận yêu cầu qua mạng xã hội: Gọi điện trực tiếp để xác nhận thông tin khi nhận được yêu cầu mua thẻ cào điện thoại hoặc chuyển tiền.