Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa, dẫn đến hiện tượng sưng đau, nóng đỏ và căng tức bầu ngực. Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu cho con bú. Theo thống kê, có tới 20% phụ nữ bị tắc tia sữa và viêm vú sau sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ, đồng thời cản trở việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tắc tia sữa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú và dải sơ hóa hoặc u xơ tuyến vú. Các biến chứng kể trên cần được khám và điều trị sớm để tránh các tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe của bà mẹ.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc toàn diện cho khách hàng và thúc đẩy hoạt động của chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã triển khai quy trình khám và điều trị tắc tia sữa tại khoa khám Phụ tự nguyện. Tại đây, trung bình phòng tiếp nhận hàng trăm khách hàng/tháng và tự hào đã mang đến sự hài lòng cho hơn hàng nghìn khách hàng/năm.
Quy trình của bệnh viện được thực hiện linh hoạt trên từng khách hàng khi bác sỹ thăm khám thực tế:
1. Khám và đánh giá:
- Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng, thời gian bị tắc tia sữa, và thực hiện khám vú.
- Có thể thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung như siêu âm vú, chụp Xquang vú, xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác.
2. Tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ:
- Tư vấn về nguyên nhân tắc tia sữa và các phương pháp điều trị phù hợp.
- Hướng dẫn cách cho con bú đúng tư thế, cách chỉnh khớp ngậm, cách chăm sóc vú, cách massage bầu ngực, vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa (thời gian, cường độ, cữ hút, size phễu hút...).
3. Điều trị:
Phương pháp vật lý:
- Sử dụng các máy hỗ trợ : Chiếu đèn hồng ngoại., máy tần phổ, máy siêu âm điều trị, máy sóng ngắn giúp giảm đau, tiêu viêm.
- Massage bầu ngực: giúp thông tắc các ống dẫn sữa.
- Kết hợp kỹ thuật vắt tay hoặc dùng máy hút sữa.
Thuốc:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuprofen.
- Thuốc kháng viêm: ibuprofen, naproxen.
- Thuốc kháng sinh: nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
4. Theo dõi và tái khám:
- Hướng dẫn khách hàng theo dõi tình trạng tắc tia sữa tại nhà và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.
Thời gian làm việc: 7h30 - 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7, chủ nhật từ 7h30 – 11h30.
Liên hệ:
- Phòng 301: Khám và điều trị tắc tia sữa, tầng 3 nhà B.
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, số 929 La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
- Website: https://benhvienphusanhanoi.vn/
- Đặt khám: https://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/ hoặc gọi 19006922 nhánh 5.
Tổ truyền thông.