Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Cắt dây rốn chậm có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Cắt dây rốn chậm có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Dây rốn bình thường có chứa ba mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch ở dây rốn giúp vận chuyển oxy và máu giàu dinh dưỡng đến thai nhi, còn các động mạch trên dây rốn thì lại mang các máu bị oxi hóa, những chất thải dư thừa không có lợi (như khí carbon dioxide) và những máu đã cạn hết chất dinh dưỡng về lại nhau thai và dòng máu của mẹ...

Khi em bé chào đời, dây rốn không còn cần thiết nữa nên sẽ bị kẹp lại và cắt đi luôn để giúp trẻ tách ra khỏi hoàn toàn với cơ thể mẹ. Phương pháp kẹp cắt dây rốn chậm là đợi dây rốn ngừng đập thì mới kẹp dây rốn và cắt đi.

Việc cắt dây rốn chậm đang là một xu thế trong sản khoa do những lợi ích mà nó có thể đem lại những điều không ngờ cho sức khỏe của bé. Lựa chọn sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chắc chắn bạn sẽ được xem xét áp dụng phương pháp này.

Cắt dây rốn chậm có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Các nghiên cứu về sinh lý trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh nhau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên 100ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu này giúp trẻ không bị thiếu máu trong những tháng đầu.

Lượng máu thêm này có thể cung cấp thêm cho trẻ một lượng sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt sẵn có trong cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiếu sắt trong năm đầu. Chính vì thế, cắt dây rốn chậm còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Cắt dây dốn chậm còn giúp giảm nguy cơ xuất huyết não thất cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn máu cho trẻ và tăng nguồn oxy cho trẻ trong thời điểm đầu đời:

(Theo BSCKI Vũ Thị Trúc - Khoa D5)

Thu Linh - Tổ Truyền thông