Theo Ths Trương Thị Mỹ Hà - Trưởng phòng Điều dưỡng: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Trong một số trường hợp mẹ không thể cho con bú trực tiếp có thể vắt sữa mẹ lưu trữ và bảo quản đúng cách để cung cấp cho trẻ dinh dưỡng tốt nhất.
Những trường hợp bà mẹ cần vắt sữa
- Nuôi trẻ nhẹ cân, trẻ ốm (bệnh) không thể bú mẹ được
- Duy trì nguồn sữa khi bà mẹ hoặc trẻ ốm.
- Khi bầu sữa căng đầy làm trẻ khó ngậm bắt vú và vú mẹ cương tức.
- Chuyển sang phương pháp nuôi dưỡng khác hoặc cần phải tiệt khuẩn sữa.
Cách vắt sữa mẹ bằng tay
- Chọn cốc/ ly có miệng rộng: rửa cốc bằng xà phòng và nước sạch. Đổ nước sôi vào cốc, khi nào vắt thì đổ nước đi.
- Rửa tay trước khi vắt sữa
- Mẹ ngồi hoặc đứng một cách thoải mái và hứng cốc sát kề vú.
- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay khác phía dưới vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái.
- Ấn vào thành ngực: Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực.
- Ép phía sau núm vú và quầng vú. Ép vào rồi thả ra nhiều lần các xoang sữa ở trong quầng thâm của vú.
- Xoay ấn xung quanh quầng vú tương tự ở nhiều phía để vắt được sữa từ toàn bộ vú. Không ấn vào núm vú.
- Vắt từng bên tối thiểu từ 3 - 5 phút (khi sữa chảy chậm lại thì chuyển bên kia), sau đó vắt cả hai bên.
- Cần 20 - 30 phút để vắt sữa, đặc biệt trong một vài ngày đầu khi sữa chưa về nhiều.
Mọi nhu cầu thăm khám xin liên hệ:
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung,
Thu Linh - Tổ Truyền thông