Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Khám chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nam gồm những gì?

Khám chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nam gồm những gì?

Hiện nay, tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15% các cặp vợ chồng. Ở Việt Nam hiện nay, vô sinh chiếm 12 – 13% tổng số cặp vợ chồng, tương đương với gần một triệu cặp vợ chồng.

Vô sinh là khi một cặp vợ chồng không thể có con sau một năm chung sống, quan hệ tình dục bình thường và không dùng các biện pháp tránh thai.

Nhiều thống kê chỉ ra rằng nguyên nhân vô sinh do nam và nữ có tỷ lệ ngang nhau. Do đó có thể nói vô sinh không phải hoàn toàn do nữ giới. Nam giới cũng có tỷ lệ mắc vô sinh đáng kể (khoảng 40%).

Vô sinh do nam giới, có nghĩa rằng bệnh nhân nam có lượng tinh trùng thấp, chất lượng tinh trùng không tốt (dị dạng, yếu ớt,…) hoặc tinh trùng bị bất động, hoặc bệnh nhân bị rối loạn phóng tinh, đường phóng tinh bị tắc nghẽn khiến không cung cấp đủ tinh trùng để đáp ứng quá trình thụ tinh.

Bệnh tật, thương tích, các bệnh mạn tính, lối sống và các yếu tố khác cũng góp phần quan trọng trong việc gây ra vô sinh ở nam.

Điều trị vô sinh nam giới phụ thuộc vào nguyên nhân, đã bị vô sinh bao lâu, tuổi và sở thích cá nhân. Trong mọi trường hợp vô sinh, các đối tác nữ cũng cần phải được kiểm tra và có thể cần điều trị. 

Người nam giới cần tìm đến bác sĩ khi:  không có khả năng giúp nữ giới thụ thai. Một số trường hợp còn không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng. Nếu có các vấn đề tiềm ẩn như mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn di truyền, giãn tĩnh mạch quanh tinh hoàn hay nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn tinh, nam giới nên đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.  

Nam giới cũng cần chủ động thăm khám tiền hôn nhân, kiểm tra sức khỏe tình dục của nam giới khi có những dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sự bất thường trong chức năng tình dục gồm khó xuất tinh, giảm ham muốn giao hợp, khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương).
  • Sưng, đau, khó chịu tại dương vật hay có cục u ở tinh hoàn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
  • Không có khả năng ngửi.
  • Vú tăng trưởng bất thường.
  • Lông giảm trên mặt hay một số vùng cơ thể.

Theo BSCKII Phạm Thuý Nga – Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và nam học- tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quy trình khám chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nam gồm các bước:
Bước 1: Hỏi bệnh:

- Nghề nghiệp

- Tiền sử hút thuốc, uống rượu

- Thời gian vô sinh và tiền sử sinh sản trước đó

- Tần suất giao hợp và rối loạn tình dục

- Kết quả những lần chẩn đoán và điều trị trước đó

- Tiền sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Viêm tinh hoàn do quai bị, tinh hoàn ẩn có thể làm teo tinh hoàn.

- Bệnh lý nội khoa (đái tháo đường, tim mạch…), bệnh lý ngoại khoa (các phẫu thuật vùng bẹn bụng, phẫu thuật phúc mạc thành sau…)

Bước 2: Khám lâm sàng

- Thăm khám dương vật, tinh hoàn, mào tinh.

- Phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Tình trạng viêm nhiễm hoặc những bất thường ở bộ phận sinh dục.

- Hướng dẫn các xét nghiệm cần thiết.

Bước 3: Xét nghiệm tinh dịch đồ

- Đây Là xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu khi thăm khám hiếm muộn.

- Đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của người chồng, hướng tới những xét nghiệm cần làm tiếp theo và đưa ra phương hướng điều trị.

- Thời gian kiêng giao hợp từ 2 – 7 ngày.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán tinh dịch đồ theo WHO 2010.

Thể tích tinh dịch ≥1,5ml

pH ≥ 7,2

Mật độ tinh trùng ≥15 triệu/ml

Tổng số tinh trùng ≥39 triệu

Di động PR ≥ 32%

Tỷ lệ tinh trùng sống ≥ 58%

Hình dạng bình thường ≥4%

Tế bào ≤1triệu/ml

Bước 4: Xét nghiệm nội tiết:

Chỉ định xét nghiệm nội tiết trong vô sinh nam khi tinh dịch đồ bất thường, đặc biệt là khi không có tinh trùng, mật độ tinh trùng dưới 10triệu/ml, rối loạn tình dục giảm ham muốn, liệt dương.

- FSH, LH, Testoterone thấp: suy sinh dục.

- FSH >20 IU/ml, LH tăng cao, testosterone thấp hoặc bình thường: suy tinh hoàn

- PRL cao: u tuyến yên.

Bước 5: Siêu âm

- Siêu âm qua trực tràng được chỉ định để chẩn đoán tắc ống dẫn tinh.

- Siêu âm qua bìu xác định khối ở bìu và có thể xác định được giãn tĩnh mạch tinh nhẹ.

Bước 6: Các xét nghiệm khác

- Chọc mào tinh chẩn đoán (PESA) và sinh thiết tinh hoàn (TESE): Áp dụng cho bệnh nhân không có tinh trùng với kích thước tinh hoàn bình thường và nồng độ FSH bình thường.

 

Taị Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hiện tại tỷ lệ có thai của bệnh nhân hiếm muộn tăng lên tới 72%.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch khám.

ĐẶT LỊCH KHÁM NGAY: 19006922 - Nhánh số 1.1

Hotline: 0328.65.65.65

Địa chỉ: Tầng 3 - Nhà B - Số 929 - Đường La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội

website: http://benhvienphusanhanoi.vn/dat-lich-kham/

Fanpage: Hỗ trợ sinh sản và Nam Học - PSHN

Thu Linh - Tổ Truyền thông