Quá trình mang thai của người phụ nữ là một quá trình thiêng liêng, là những niềm hạnh phúc và mong chờ, ngóng trông về một tương lai tốt đẹp. Đặc biệt với những mẹ lần đầu mang thai, bên cạnh cảm giác vui mừng và hạnh phúc, mẹ sẽ còn phải đối mặt với những bỡ ngỡ, âu lo mà chẳng biết phải tìm đến ai. Đây vốn là một hành trình đầy kỳ diệu và bí ẩn, việc tìm hiểu và trang bị thêm nhiều kiến thức để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé rất cần thiết.
Khám thai trong 3 tháng đầu (cụ thể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối đến thời điểm 13 tuần 6 ngày của thai kỳ) có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Khi này, thai nhi bắt đầu hình thành, là thời điểm quan trọng để mẹ bầu kiểm tra thai nhi đã vào tử cung hay chưa, có tim thai hay chưa, thai gặp các bất thường gì hay không,…
1. Tầm quan trọng của khám thai
Khám thai định kỳ theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé là việc làm không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai. Khám thai đều đặn giúp phát hiện sớm những bất thường, những nguy cơ tiềm ẩn ở thai nhi, những nguy cơ mẹ có thể gặp phải trong quá trình mang thai để có thể can thiệp kịp thời và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc khám thai không chỉ đơn thuần là siêu âm mà mẹ còn cần làm nhiều xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…
2. Mẹ cần khám những gì trong 3 tháng đầu
Khi mang thai, mẹ luôn tò mò không biết con yêu trông như thế nào. Trong 3 tháng đầu, mẹ sẽ được khám các nội dung sau:
1. Xét nghiệm máu thường quy: làm càng sớm càng tốt từ khi xác định có tim thai qua siêu âm
- Công thức máu, chỉ số HBsAg, TPHA, HIV
- Xác định nhóm máu ABO, Rh, Ferritin
- Đường máu khi đói, HBA1C
- Xét nghiệm Rubella (IgM, IgG): tùy chọn
Với trường hợp thai kỳ nguy cơ cao có thể làm thêm một số xét nghiệm sàng lọc sớm (nghiệm pháp tăng đường huyết, PGIF,…)
Tiền sử sản khoa đặc biệt như sảy thai liên tiếp, thai lưu liên tiếp, thai lưu ở tuần thai lớn (trên 10 tuần), mẹ nên làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu phục vụ chẩn đoán và điều trị: Hội chứng kháng phospholipid, FT3, TSH, CMV, Toxoplasmosis,…
2. Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
3. Siêu âm: có 2 thời điểm siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Lần 1: siêu âm 2D hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để xác định:
- Có thai và tình trạng thai: trong hay ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu, dọa sảy, đa thai,…
- Tuổi thai, tính ngày dự kiến sinh: theo ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc theo siêu âm 8-11 tuần đầu
Lần 2: Siêu âm 3D – 4D đo độ mờ da gáy (trong khoảng 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày)
4. Xét nghiệm sàng lọc NIPS, Double Test: tầm soát bất thường nhiễm sắc thể sau khi đo độ mờ da gáy. Nếu kết quả nguy cơ cao, thai phụ cần khám di truyền.
5. Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật: Từ thời điểm tuần 11 - 14 của thai kỳ, thai phụ có thể sàng lọc tiền sản giật bao gồm đo huyết áp, siêu âm đo Doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm
3. Các mốc khám thai trong 3 tháng đầu
Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn. Có 2 mốc quan trọng trong khám thai 3 tháng đầu:
Mốc 1: sau chậm kinh 2 - 3 tuần: đánh giá thai vào buồng tử cung hay chưa, có tim thai hay chưa,... Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý,... Mẹ có gặp bất thường như sốt, đau bụng, ra máu, nghén nhiều, tình trạng ăn uống ra sao,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.
Mốc 2: thai được 11 - 13 tuần 6 ngày: thời điểm quan trọng để mẹ siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double Test, tổng phân tích nước tiểu.
- Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau,... với độ chính xác khi làm tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là trên 99%.
- Sàng lọc tiền sản giật: Tiền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật). Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng và sàng lọc ngay từ tuần 11 – 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật gồm 3 bước: Đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung, lấy máu xét nghiệm.
4. Cơ sở khám thai uy tín mẹ bầu lựa chọn thăm khám
Được thấy thai nhi khỏe mạnh, phát triển từng ngày chính là điều mẹ bầu mong muốn nhất. Khi lựa chọn địa chỉ khám thai định kỳ và nơi sinh đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên theo dõi tại bệnh viện sản khoa đầu ngành có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để được phát hiện bất thường và điều trị kịp thời, tránh trường hợp chẩn đoán sai, kéo dài tình trạng bệnh nặng thêm.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là địa chỉ tin cậy - nơi mẹ tin tưởng lựa chọn khám thai định kỳ.
Đăng ký theo dõi thai kỳ an toàn và hiệu quả tại 3 cơ sở của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Gọi tới tổng đài 1900 6922 để đặt lịch khám theo các nhánh sau:
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Khoa Khám chuyên gia – tầng 1 nhà B: Tổng đài 19006922 – nhánh 1 – phím 3
- Khoa Sản khoa tự nguyện - tầng 2 nhà B: Tổng đài 19006922 - nhánh 1 – phím 6
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội: Tổng đài 19006922 - nhánh 2
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội: Tổng đài 19006922 - nhánh 3
Đặt lịch khám qua website: https://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Hoặc gặp bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy inbox cho fanpage Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để được hỗ trợ và nhận tư vấn: m.me/benhvienphusanhanoi.vn