Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Mẹ cần làm gì để có sữa cho trẻ bú?

Mẹ cần làm gì để có sữa cho trẻ bú?

Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là thứ tốt nhất. Sữa mẹ không chỉ giúp nuôi lớn bé trong những ngày tháng đầu đời mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.

Cơ chế tạo ra sữa trong cơ thể người mẹ thường trải qua 4 giai đoạn chính. Các giai đoạn này này bắt đầu từ khi người mẹ mang thai cho đến sau khi sinh. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được diễn ra trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Lúc này, các hormone estrogen và progesterone hoạt động mạnh mẽ. Dưới sự tác động này, các nang sữa và các ống dẫn sữa được hỗ trợ tăng trưởng, phát triển.
  • Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 được diễn ra sau khi em bé ra đời. Lúc này, hormone prolactin được tiết ra nhằm kích thích việc sản sinh ra sữa mẹ. Theo đó, oxytocin cũng được kích hoạt, chúng giúp kích thích việc đẩy sữa bắt đầu từ nang sữa đi đến ống dẫn sữa. Sau đó đi đến núm vú và truyền đến em bé qua động tác mút ti của trẻ mỗi khi cho bé bú.

Như vậy, ta có thể thấy việc sản sinh sữa mẹ sau sinh phụ thuộc rất nhiều vào 2 hormone là prolactin và oxytocin. Việc thiếu hụt 2 loại hormone này chính là nguyên nhân khiến lượng sữa mẹ bị hạn chế hay bị ít đi. Hai hormone này càng được điều tiết ra ổn định và nhiều thì lượng sữa mẹ sẽ càng dồi dào

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng tiết sữa mẹ

Một số bà mẹ sau sinh gặp khó khăn trong việc sản sinh đủ lượng sữa mẹ cho bé bú. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng tiết sữa mẹ. Nắm được những yếu tố này, mẹ sẽ có những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả hơn.

  • Việc cơ thể người mẹ bị mất đi một lượng máu lớn trong quá trình sinh nở cũng gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Nếu trong lúc sinh nở, mẹ mất một lượng máu nhiều hơn 500ml hoặc trường hợp các mảnh nhau thai bị sót lại trong cơ thể sẽ khiến sữa mẹ chậm về. Trường hợp này thường xảy ra khoảng 3 ngày sau khi sinh.
  • Yếu tố thứ 2 là do người mẹ có tiền sử mắc các bệnh như: đa nang buồng trứng, tiểu đường, tuyến giáp hay bị rối loạn nội tiết tố. Những bà mẹ có tiền sử mắc các bệnh này thường gặp phải tình trạng ít sữa.
  • Một nguyên nhân hiếm gặp được gọi là chứng giảm sản tuyến vú. Điều này có nghĩa là khi mắc chứng bệnh này, tuyến vú của người mẹ sẽ không có đủ mô tuyến để sản xuất sữa, dẫn đến tình trạng ít sữa.
  • Người mẹ đã từng phẫu thuật vú hoặc gặp phải những chấn thương ở phần vú. Tuy nhiên không phải hầu hết ai đã từng phẫu thuật cũng bị ảnh hưởng. Thực tế, một số bà mẹ đã từng phẫu thuật vú nhưng vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ thành công.
  • Vú thiếu sự kích thích cũng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Nếu con bạn không bú thường xuyên thì lượng sữa không hết, dẫn đến cơ thể không sản sinh lượng sữa mới. Nguyên nhân có thể là do bé ngủ quên trong lúc bú, trẻ bú sai khớp ngậm nên lượng sữa bú được không nhiều, bé bú ít hoặc mẹ ít vắt sữa mỗi ngày.
  • Mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong giai đoạn cho bé bú như thuốc trị cảm cúm, thuốc dị ứng. Thuốc tránh thai cũng được chứng minh rằng có thể gây sức ép đến lượng sữa mẹ của bạn.

Vậy mẹ cần làm gì để có đủ sữa cho trẻ bú?


Nguồn: trích từ cuốn Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi – Vụ Sức khỏe Bà mẹ & trẻ em

Thu Linh - Tổ Truyền thông