Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Theo BS Nguyễn Quỳnh Hương - Khoa Sơ sinh : Đối với trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi thường mắc một số bệnh lí; vàng da, nhiếm khuẩn, xuất huyết não – màng não... Việc phát hiện và xử lí kịp thời các bệnh lí trên cũng như theo dõi sự phát triển thể lực (cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực) và phát triển tinh thần rất cần thiết. Bố mẹ nên đưa trẻ đến để bác sĩ khám, phát hiện, xử lí kịp thời cũng như tư vấn các vấn đề về dinh dưỡng và các vấn đề khác, bổ sung kịp thời khi trẻ bị thiếu hụt.

Các mẹ cần lưu tâm đến:

- Những dấu hiệu bất thường của trẻ.

- Luôn đảm bảo nhiệt độ cho trẻ ấm, tránh gió lùa. Nếu trẻ quá nóng, ra mồ hôi cần thấm khô mồ hôi, mặc áo ngược, chất vải không pha nilon.

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ: ca, cốc, chai sữa, thìa, dụng cụ cho trẻ cần được rửa sạch, úp khô. Tã áo, chăn phơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng gió, có nắng. Giường chiếu sạch, vệ sinh thường xuyên.

- Vệ sinh đôi bàn tay của người chăm sóc trẻ

Đối với những trẻ đẻ non cân nặng thấp:

Thông thường giai đoạn đầu, phản xạ bú cũng như khả năng tiêu hoá của bé sinh non rất kém vì vậy các bố mẹ phải tập cho con ăn. Em bé sẽ được tập bú, đến khi bú được bình (loại bú đơn giản nhất) thì sẽ chuyển sang bú mẹ. Nếu như con không bú bình, không bú mẹ được thì phải xúc thìa. Làm như thế nào để đảm bảo lượng ăn theo công thức được áp dụng với từng bé. Công thức này khi  các bé xuất viện đã được bác sĩ, nhân viên y tế tư vấn riêng để bố mẹ có thể tính được lượng sữa trong ngày. Tuy nhiên lượng ăn của các bé non tháng cũng sẽ mâu thuẫn vì nhu cầu của các bé thì cần nhưng các bé ăn được lại ít. Do vậy bố mẹ cần lựa chọn loại sữa nhiều năng lượng hơn. Với sữa mẹ thì mẹ có thể vắt bỏ lượng sữa trong lúc ban đầu đi.

Lịch khám định kỳ của trẻ sơ sinh non tháng cân nặng thấp

Lần 1: 1 tháng tuổi - Khám thể chất, thính lực, thị lực

Lần 2: 3 tháng tuổi - Khám thể chất, tinh thần – vận động, dinh dưỡng

Lần 3: 6 tháng tuổi - Khám thể chất, tinh thần – vận động, dinh dưỡng

Những dấu hiệu bất thường đe doạ đến tính mạng trẻ sơ sinh có thể gây tử vong nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời:

- Khó thở, thở nhanh > 60lần/phút, thở chậm <40lần/phút, cánh mũi phập phồng, khò khè, lồng ngực co rút.

- Bỏ bú, bú ít.

- Ngủ li bì, khó đánh thức.

- Sốt (>38◦C) hoặc hạ nhiệt độ <36◦C.

Mắt sưng hoặc có dử.

- Miệng nhiều mảng trắng.

- Da vàng sớm trong 24 giờ sau sinh hoặc kéo dài > 10 ngày.

- Co giật hoặc co cứng.

- Bụng trướng to.

- Phân nhiều nước, nhiều lần hơn bình thường.

- Không đi tiểu tiện hoặc đại tiện  sau 24 giờ từ khi sinh

Khi gặp bất kể dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy đưa con tới phòng khám chuyên khoa sơ sinh -  Khoa khám chuyên sâu Sản, phụ khoa và sơ sinh tầng 1 nhà B Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Số điện thoại đặt khám: 1900.6922 

Thời gian:   Sáng: 8h-11h30

                   Chiều: 14h-16h30

                   (Từ thứ 2- thứ 6, trừ ngày Lễ, Tết)

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa  Nhi - sơ sinh  nhiều năm kình nghiệm của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội sẽ khám và đánh giá 4 vấn đề của trẻ:

  1. Khám chẩn đoán, điều trị bệnh lí hiện có.
  2. Đánh giá phát triển thể chất, phát triển tinh thần - vận động theo độ tuổi.
  3. Tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng. Cung cấp những phác đồ nuôi dưỡng hợp lí, khoa học theo từng độ tuổi.
  4. Khám mắt, sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

☎ Tổng đài đặt khám: 1900 6922

🎯 Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/

📱 Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL

▶️ Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3

▶️ Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/

📍 Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội

📍 Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội

📍 Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, 

Thu Linh - Tổ Truyền thông