Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những điều cần biết về áp xe vú

Những điều cần biết về áp xe vú

Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh đẻ và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh đẻ và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Tắc tia sữa bởi bất kỳ nguyên nhân nào kèm sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống dẫn sữa chính là căn nguyên chủ yếu của bệnh áp xe vú. 

Theo Ths.BSCKII Nguyễn Thị Bích Thuỷ - Trưởng khoa Khám Phụ tự nguyện:

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

  • Cho con bú không đúng cách
  • Bé bú kém, không đủ cữ hay động tác mút không đủ mạnh 
  • Mẹ vệ sinh vùng bầu vú không sạch
  • Mặc áo ngực quá chật gây chèn ép đầu núm vú 
  • Tắc ống dẫn sữa vô căn: xảy ra khoảng 10 đến 30% phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

Dấu hiệu áp xe vú nào cần phải đến gặp bác sĩ?

  • Cảm giác sưng, căng tức, nóng rát và đau bầu ngực 
  • Giảm dần lượng sữa cho bé bú hàng ngày 
  • Da núm vú hay toàn bộ bầu vú bị ửng đỏ 
  • Có thể có mủ trắng chảy ra từ đầu núm vú.
  • Sờ thấy một khối cứng chắc gây đau dữ dội trên vú
  • Sữa tiết ra có lẫn mủ hay mùi hôi tanh làm bé không bú được 
  • Vùng da vú phía trên áp xe đổi màu bầm đỏ, nóng rát và rất nhạy cảm
  • Đôi khi thấy đầu núm vú bị tụt hay thụt vào trong  
  • Biểu hiện toàn thân nặng như: sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, ăn uống kém … 

Điều trị áp xe vú như thế nào?

Nội khoa đơn thuần

  • Thuốc kháng viêm – giảm đau 
  • Thuốc kháng sinh phù hợp chủng vi khuẩn  
  • Thuốc phục hồi mô 

Tiểu phẫu

Khi bệnh nặng, các ổ áp xe to chứa nhiều mủ thì cần phải rạch da để dẫn lưu dịch trong áp xe trước khi điều trị nội khoa.

Lưu ý khi điều trị

  • Không cho con bú bên có áp xe vú 
  • Giữ gìn vệ sinh cả hai bầu vú thật tốt 
  • Chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 
  • Mát xa, chăm sóc nhẹ nhàng vú thường xuyên 
  • Uống thuốc đúng và đủ theo toa của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Áp xe vú là một bệnh không nghiêm trọng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tuy nhiên nếu bệnh cảnh tiến triển nhanh và không được chữa trị hợp lý có thể đem lại nhiều hậu quả nặng nề, là cơ sở của Ung thư hóa tuyến vú dẫn đến phải đoạn nhũ. 

Khi có những dấu hiệu tắc tia sữa bạn hãy liên hệ ngay với Khoa Khám Phụ khoa tự nguyện tầng 3 nhà B để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Phòng khám điều trị các bệnh lý tuyến vú - tầng 3 nhà B

Mọi nhu cầu xin liên hệ: 

Khoa Khám Phụ khoa tự nguyện tầng 3 nhà B

Điện thoại đặt khám: 1900.6922 bấm phím 1 - nhánh 5

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

☎ Tổng đài đặt khám: 1900 6922

🎯 Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/

📱 Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL

▶️ Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3

▶️ Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/

📍 Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội

📍 Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội

📍 Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Thu Linh - Tổ Truyền thông