Theo Ths.BS Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến: lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối đặc biệt. Các tuyến của niêm mạc tử cung không khu trú ở trong lòng tử cung nữa mà cố định và phát triển tại các bộ phận khác trong tiểu khung. Chính vì vậy nó gây viêm dính rất nhiều các cơ quan bộ phận trong tiểu khung và đặc biệt là vòi tử cung, vì vậy nó gây nên tắc vòi tử cung, ngăn cản trứng không gặp được tinh trùng và gây nên vô sinh.
Theo số liệu nghiên cứu được biết 50% các phụ nữ mắc bệnh lý này thì có thể vô sinh. Tuy nhiên con số bệnh lý lạc nội mạc tử cung rất dao động và rất thay đổi, nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ở mức độ nhẹ, chị em phụ nữ vẫn có thể có thai được. Nếu chúng ta không điều trị bệnh sẽ phát triển nặng lên, giai đoạn sau việc có thai sẽ là khó khăn. Chính vì thế không phải là người phụ nữ nào bị lạc nội mạc tử cũng chắc chắn là mình bị vô sinh.
Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng. Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
* Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
+ Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
+ Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
+ Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau “sâu”, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
+ Đau ruột.
+ Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
+ Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
* Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
* Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
Lạc nội mạc ở tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, song nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40.
Bạn có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn nếu:
- Chưa bao giờ có con
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
- Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
- Có tiền sử gia đình (mẹ, cô, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung
- Đang bị một vấn đề sức khỏe ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.
Mọi nhu cầu thăm khám xin mời liên hệ:
Khoa Khám Chuyên gia - tầng 1 nhà B
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung,
Thu Linh - Tổ Truyền thông