Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Thông tin thuốc - Bản tin Dược Lâm sàng số 7 năm 2024

Thông tin thuốc - Bản tin Dược Lâm sàng số 7 năm 2024

Khoa Dược xin lược dịch về cập nhật mới nhất của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) trong tháng 7 năm 2024 về tiêu chí chẩn đoán nghi ngờ nhiễm khuẩn ối.

Nhiễm khuẩn ối là một tình trạng nhiễm khuẩn có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của cả sản phụ và trẻ sơ sinh. Từ Ý kiến số 712 của ACOG vào tháng 8 năm 2017, cân nhắc chẩn đoán nhiễm khuẩn ối được chia ra thành 3 nhóm với các tiêu chí chẩn đoán như sau:

(1) Sốt cơn cô lập: đo nhiệt độ miệng 1 lần > 39oC hoặc nhiệt độ duy trì từ 38-38.9oC trong 30 phút.

(2) Nghi ngờ nhiễm khuẩn ối: sản phụ có cơn sốt và có một hoặc các tiêu chí lâm sàng sau: tăng bạch cầu, dịch âm đạo tiết có mủ hoặc tăng nhịp tim thai nhi.

(3) Xác nhận nhiễm khuẩn ối: xét nghiệm dịch ối trước hoặc trong lúc chuyển dạ dương tính với nhiễm trùng (soi tươi, mức đường huyết tăng có kết quả vi sinh xác nhận nhiễm trùng) hoặc kết quả sinh thiết nhau thai cho thấy có tình trạng nhiễm trùng.

Việc xét nghiệm dịch ối hoặc sinh thiết nhau thai chỉ được xác nhận sau khi sản phụ đã sinh, vì vậy phần lớn các sản phụ đều được xếp vào nhóm nghi ngờ nhiễm khuẩn ối. Cũng trong Ý kiến số 712 của ACOG, sốt là một dấu hiệu lâm sàng cần có để chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, một câu hỏi hóc búa về mặt lâm sàng đối với một số bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn ối như đau cơ tử cung, dịch âm đạo tiết ra có mủ hoặc mùi hôi, tăng bạch cầu nhưng bệnh nhân không xuất hiện sốt. Đối với những sản phụ này, đặc biệt là những sản phụ trong quý I hoặc quý II của thai kỳ, việc không xuất hiện triệu chứng sốt thường sẽ giới hạn hoặc làm chậm việc bắt đầu điều trị, chẳng hạn như sử dụng kháng sinh, kiểm soát ổ nhiễm trùng tử cung bằng cách làm sạch buồng tử cung nếu bào thai chưa thể sống sót, hoặc kích thích chuyển dạ nếu bào thai có thể sống sót. Việc không bắt đầu điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng gặp phải các biến cố bất lợi trên sản phụ và trên thai nhi, đặc biệt trong trường hợp thai nhi đã có thể sống.

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 đã hồi cứu về tình trạng tử vong ở các sản phụ ở bang Michigan, Mỹ từ năm 1999-2006. Trong nghiên cứu trên, có tổng cộng 151 sản phụ tử vong trong khi sinh và trong vòng 42 ngày sau khi sinh. Nguyên nhân tử  vong do sepsis xuất hiện ở 22/151 sản phụ (14.6%), trong đó có 12 sản phụ nhập viện với các dấu hiệu của nhiếm khuẩn ối, và 75 % (9/12) bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình như: nhịp tim >120 l/p; nhịp thở > 30 l/p; huyết áp tâm trương < 90mmHg; SpO2 <95%. Chỉ có 18% (2/11) bệnh nhân xuất hiện sốt lúc nhập viện, và 25% (3/12) bệnh nhân không xuất hiện sốt trong lúc điều trị tại bệnh viện. Điều này cho thấy triệu chứng sốt không luôn hiện diện trong chẩn đoán nhiễm khuẩn ối ở các sản phụ.

Từ đó, ACOG đã đưa ra cập nhật khuyến cáo mới về chẩn đoán nhiễm khuẩn ối trên sản phụ như sau: đối với nghi ngờ nhiễm khuẩn ối, chẩn đoán sẽ được đưa ra khi nhiệt độ cơ thể của sản phụ ≥ 39.0oC hoặc khi nhiệt độ cơ thể sản phụ ở khoảng 38.0-38.9oC và có thêm một nguy cơ trên lâm sàng. Ngoài ra, chẩn đoán có thể được đưa ra trong trường hợp sản phụ không xuất hiện sốt nhưng có các triệu chứng trên lâm sàng và cận lâm sàng.

 

Nguồn: 1. ACOG Clinical Practice Update: Update on Criteria for Suspected Diagnosis of Intraamniotic Infection. Obstetrics & Gynecology 144(1):p e17-e19, July 2024. | DOI: 10.1097/AOG.0000000000005593

 2. Bauer ME, Lorenz RP, Bauer ST, Rao K, Anderson FW. Maternal deaths due to sepsis in the state of Michigan, 1999-2006. Obstet Gynecol 2015;126:747–52. doi: 10.1097/AOG.0000000000001028