Kính gửi: Các Khoa, Phòng, Trung tâm của Bệnh viện
Ngày 29/12/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 51/2017/TT-BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. So với thông tư 08/1999/TT-BYT, thông tư mới có sự thay đổi và hướng dẫn chi tiết hơn, một vài vấn đề trong số đó là:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn và sử dụng thuốc.
- Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.
- Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục VII của thông tư.
- Không thử phản ứng (test) cho tất cả các loại thuốc trừ những trường hợp sau:
- Sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo).
- Người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau.
- Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên. Phác đồ sử dụng adrenalin được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục III của Thông tư.
- Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt như trên người bệnh đang dùng thuốc chẹn thụ thể Beta, phản vệ trong gây mê, gây tê phẫu thuật, phản vệ với thuốc cản quang… được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục IV của Thông tư.
- Thay đổi thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2018 (thay thế cho thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04/05/1999).
Các Khoa, Phòng, Trung tâm có thể xem chi tiết nội dung trên và các vấn đề quan trọng khác theo địa chỉ dưới đây.
https://kcb.vn/vanban/thong-tu-so-51-2017-tt-byt-ngay-29-12-2017-huong-dan-phong-chan-doan-va-xu-tri-phan-ve n quyền thuộc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi ản ứng có hại của thuốc
Hà nội, ngày 31 tháng 01 năm 2018