Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Điều kỳ diệu số 7

Điều kỳ diệu số 7

Câu chuyện về chàng trai 22 tuổi Mohammad đã được điều trị khỏi căn bệnh ung thư bằng phương pháp truyền tế bào gốc máu cuống rốn 12 năm trước là một điều kỳ diệu của y học.

Giờ đây Mohammad đã học đại học và ước mơ của cậu là trở thành một giáo viên. Câu chuyện sau đây là hành trình của Mohammad từ một cậu bé mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo đến chàng trai khỏe mạnh và đầy hoài bão.

Chẩn đoán mắc bệnh ung thư

Gia đình Mohammad đến từ cảng Kuhestak, bờ biển phía nam của Iran, cha của cậu là một ngư dân. Cha của Mohammad, ông Ghalandari chia sẻ rằng “Chúng tôi có 8 người con, 6 trai và 2 gái. Mohammad là con thứ tư trong gia đình chúng tôi. Bệnh tình của thằng bé xấu đi khi cháu lên 6.”Lúc đó gia đình tôi có 6 đứa con. “Cháu bị sốt hàng đêm còn ban ngày thì không, nướu thì bị sưng.” Tình trạng bệnh của Mohammad trở nên tệ hơn khi cậu bé bị co giật vì sốt cao trong khi chỉ có một mình người mẹ chăm sóc cậu vì bố phải đi làm xa. Gia đình đã gần như tuyệt vọng khi bệnh viện địa phương không tìm được nguyên nhân của căn bệnh.

Sau đó, gia đình đã nhận được lời khuyên từ các bác sĩ và quyết định đi gần 800km đến bệnh viện Shahid Sadoughi ở thủ phủ Yard, Mohammad đã được nhập viện vào khoa ung thư. Cuối cùng cậu được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy (AML), là một loại ung thư mà tủy xương tạo thành các tế bào có nhân bất thường. Kết quả là bệnh nhân bị AML không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho việc hô hấp, dinh dưỡng, không đủ tế bào miễn dịch để kháng khuẩn và không có đủ tiểu cầu giúp chống chảy máu.

Phương pháp hóa trị không có hiệu quả

Mohammad bắt đầu được xạ trị tại bệnh viện ở Yazd. Cha cậu cho biết “Chứng kiến con mình bị bệnh nặng như vậy chúng tôi rất đau đớn, chúng tôi bị vây quanh bởi nỗi buồn đó nhưng không thể làm được gì thêm. Mohammad được nhập viện định kỳ kể từ cuối tháng 12 năm 2006 và được điều trị theo phương pháp này khoảng 2 năm.”

Đáng tiếc là, chỉ dùng phương pháp xạ trị thì không thể ngăn chặn được bệnh và cần thêm những cách điều trị mạnh mẽ hơn. Các bác sĩ nói hãy đưa Mohammad đến bệnh viện Shariati ở Tehran để chữa bệnh bằng phương pháp tế bào gốc cho căn bệnh ung thư của cậu.

Tìm kiếm người hiến tặng cấy ghép

Các thành viên trong gia đình của Mohammad đã xét nghiệm gen để tìm kiếm người hiến tặng tế bào gốc. Tuy nhiên không ai phù hợp để hiến tặng tủy xương cho Mohamamad, kể cả 3 anh trai, chị gái và em gái của cậu.

Gia đình được biết máu cuống rốn có thể được sử dụng để cấy ghép tế bào gốc nhưng việc tìm kiếm ở các ngân hàng máu cộng đồng ở Iran đều không có kết quả.

Lúc đó, Mohammad tiếp tục được xạ trị trong khi các bác sĩ đang tranh luận về việc thực hiện biện pháp cuối là thu thập tế bào gốc máu ngoại vi  của chính Mohammad. Loại cấy ghép này không hiệu quả với bệnh bạch cầu vì tế bào ung thư đã xâm lấn tế bào gốc của bệnh nhân.

“Nhưng số phận đã viết ra một câu chuyện khác cho con trai chúng tôi.”

Người con thứ bảy đến đầy bất ngờ

Một hôm ở trong bệnh viện một cô y tá đến gần mẹ của Mohammad và cảnh báo rằng nếu chị có thai thì chị không nên ở khoa ung thư vì gần các thiết bị điều trị có các tia không tốt cho thai phụ. Người mẹ trả lời không, tôi không hề có thai nhưng cô y tá khuyên chị nên thử làm xét nghiệm cho an toàn.

Cha của cậu kể “Vợ tôi đã nghe theo lời khuyên của cô y tá và kết quả là hai vạch, vợ tôi đã có thai. Các bác sĩ khuyên cô ấy không nên ở lại bệnh viện vì các tia nguy hiểm đồng thời họ cũng khuyên chúng tôi nên lưu máu cuống rốn của đứa bé sắp ra đời. Có lẽ, đứa trẻ (mặc dù) chúng tôi đã không biết đến sự tồn tại của nó, sẽ là vị cứu tinh của Mohammad.”

Thông thường sẽ mất ba tuần để kiểm tra loại HLA (Human Leukocyte Antigen) của bé Benyamin có đủ tương thích với Mohammad hay không. Tuy nhiên bác sĩ Hamidiyeh, trưởng nhóm điều trị đã hối thúc để có kết quả nhanh nhất có thể. Cha của Mohammad kể lại “Do đó kết quả HLA đã có trong thời gian ngắn và thật sự ngạc nhiên và vui sướng khi Mohammad và em trai hoàn toàn tương thích về gen.”

Mặc dù cha của Mohammad luôn hoài nghi về khả năng tương thích của đứa bé vợ ông đang mang thai với Mohammad nhưng ông vẫn đăng ký lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của bé tại công ty công nghệ tế bào gốc Royan. Trong khi đó Mohammad tiếp tục được xạ trị. Vào ngày sinh của bé Benyamin, kỹ thuật viên đã đến thu thập máu cuống rốn và gửi thẳng đến phòng lab của công ty Royan.

Cấy ghép tế bào gốc và sự phục hồi

Gia đình đã đưa Mohammad đến bệnh viện Shariati ở Tehran, phía Bắc Iran cách quê nhà 1400km để cấy ghép tế bào gốc. Các bác sĩ nhận thấy lượng máu cuống rốn của Benyamin ở mức thấp hơn tiêu chuẩn cho việc cấy ghép nên họ đã bổ sung một đơn vị máu cuống rốn thứ hai không tương thích từ ngân hàng cộng đồng. Nói cách khác, Mohammad được truyền máu gấp đôi. Gia đình đã thuê một căn nhà và ở lại Tehran trong vòng sáu tháng cho đến khi Mohammad hồi phục.

Đã 12 năm kể từ những ngày tháng khó khăn và vô vọng đó. Mohammad đã lớn lên một cách khỏe mạnh và chiến thắng thử thách khó khăn nhất mà cuộc đời và số phận đã đặt ra trên con đường của cậu. Trong một bài phỏng vấn với Royan, Mohammad đã nói “Em đang học khoa học nhân văn tại trường trung học và chuẩn bị thi đại học. Em rất yêu thích đá bóng và muốn tìm hiểu về căn bệnh mà em mắc phải trước đây đã không còn gây ra vấn đề gì cho em ở hiện tại. Em đang hoàn thành các môn học tại trường và các bài tiểu luận cũng như tham gia các hoạt động thể thao giống như các bạn cùng lớp và cùng trang lứa thậm chí em còn làm tốt hơn các bạn.”

Sự xuất hiện bất ngờ của người con thứ bảy mà chúng tôi xin được gọi là Điều Kỳ Diệu Số 7 trong gia đình ông Ghalandari như một vị thần may mắn mang đến cho Mohammad một cuộc đời mới. Đó cũng là quyết định đúng đắn của người cha khi đã lưu trữ máu cuống rốn của bé Benyamin mặc dù trong lòng ông chưa có sự tin tưởng vào phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc. Tất cả những điều đó đã mở ra một hành trình mới cho Mohammad với một cơ thể khỏe mạnh và một tương lai tươi sáng.

 

Biên dịch: Nguyễn Trọng Phúc – Trần Thị Nguyệt

Nguồn: https://parentsguidecordblood.org/en