Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời

Nghe tiếng con khóc chào đời, mắt người mẹ sáng rực, vỡ òa hạnh phúc khi bác sĩ đặt bé nằm trọn trên ngực mình. Đây là sản phụ từng mắc Covid-19 khi mang thai, có tình trạng tăng đông máu, nghẽn mạch.

11h30 sáng, trong phòng tiền phẫu Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thai phụ tên Thủy (tên nhân vật đã được thay đổi, 32 tuổi) mắt không rời chiếc đồng hồ treo tường như đang đếm từng giây một. Chốc lát, cô lại hướng ánh nhìn xuống bụng, miệng thì thầm điều gì đó với đứa con mà mình đang mang trong người.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 1

Những tháng đầu của thai kỳ, Thủy không may mắc Covid-19. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ xác định sản phụ này có tình trạng tăng D-dimer (một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu). Đây là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 làm tăng đông máu, tăng nguy cơ tắc mạch cho bệnh nhân. Dễ hiểu khi cô đếm từng ngày đến thời khắc con được chào đời khỏe mạnh.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 2

Đúng giờ theo lịch mổ đẻ, nữ điều dưỡng Khoa Gây mê hồi sức với hồ sơ của Thủy dẫn sản phụ vào phòng mổ đã được chuẩn bị sẵn. Cuộc trò chuyện cùng những lời động viên trên hành lang dẫn vào phòng giúp sản phụ trẻ bình tâm hơn.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 3
Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 4

 

Trong phòng mổ đẻ, toàn bộ ê kíp đã có mặt. Tham gia ca mổ có một bác sĩ phẫu thuật, một bác sĩ gây mê, một kỹ thuật viên, một điều dưỡng hồi sức, một điều dưỡng dụng cụ. Trước khi mổ, sản phụ được lấy một đường truyền để bù dịch hồi sức trong cả quá trình trước, trong và sau mổ.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 5

 

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 6
Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 7

 

Để giảm đau, khó chịu cho sản phụ trước khi lấy đường truyền, điều dưỡng gây mê hồi sức sẽ xịt thuốc tê tại vị trí lấy vein. Sản phụ được truyền Ringer lactat để bù dịch và bồi phụ máu bị mất trong suốt ca mổ. Ngoài ra, sản phụ Thủy cũng được kết nối với các thiết bị y tế hiện đại để phục vụ cho ca mổ.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 8

Máy monitoring sản khoa giúp các bác sĩ có thể theo dõi các chỉ số sinh tồn của sản phụ và thai nhi trong suốt cuộc mổ.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 9

Sau đó, BS. Trần Thu Thảo - Khoa Gây mê hồi sức thăm khám cho bệnh nhân lần cuối trước "giờ G".

"Trước mỗi ca mổ đẻ, sản phụ sẽ được thăm khám qua rất nhiều bước. Trước đó, bệnh nhân đã thực hiện các xét nghiệm ở phòng khám. Tiếp đó, sản phụ được thăm khám tiền mê tại Khoa hồi sức chống độc. Bây giờ chúng tôi kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân lần cuối trước khi mổ, để đảm bảo an toàn tối đa", BS. Thảo chia sẻ.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 10
Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 11

 

Sau khi thăm khám và đảm bảo điều kiện sức khỏe, Thủy được đỡ nằm nghiêng một bên, BS. Thảo xác định vị trí tiêm gây tê cho bệnh nhân sau đó bắt đầu thao tác.

"Sản phụ sẽ được gây tê tủy sống. Đây là phương pháp giúp bệnh nhân không còn cảm thấy đau đớn trong suốt cuộc mổ. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp gây tê ngoài màng cứng cho bệnh nhân. Đây là phương pháp giảm đau sau mổ nhưng sẽ được tiến hành ngay trước ca mổ", BS. Thảo cho hay.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 12

Theo chuyên gia này, phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau sau mổ cho sản phụ trong 48 giờ đồng hồ. Phương pháp này ưu việt hơn so với cách giảm đau bằng paracetamol hay steroid truyền thống, vì giúp duy trì hiệu quả giảm đau liên tục. Trong khi đó, với các phương pháp trên, cứ sau 3 - 4 tiếng, thuốc lại hết công dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau.

Chỉ vài phút sau khi mũi tiêm đưa thuốc gây tê vào tủy sống, Thủy mất hoàn toàn cảm giác nửa thân dưới, trong khi từ ngực trở lên cô vẫn có thể cử động bình thường.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 13

11h45, ca mổ bắt đầu khi ThS. BS. CKII Nguyễn Xuân Hải - Trưởng khoa Phụ nội tiết A1 rạch đường dao đầu tiên vào vị trí đã được sát trùng. Các thành viên khác của kíp mổ cũng tập trung cao độ vào nhiệm vụ mà mình được giao. Cả căn phòng "tĩnh lặng" một cách lạ thường, chỉ nghe thấy tiếng bíp liên hồi của máy monitoring.

Khi mang thai, các mạch máu của sản phụ tăng sinh rất nhiều. Do đó, một trong những thách thức lớn nhất chính là tình trạng chảy máu của sản phụ khi mổ. Điều này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải mổ nhanh và chính xác để hạn chế chảy máu.

"Chúng tôi phải dồn sự tập trung cao độ vào mỗi đường dao để vừa nhanh nhưng sai số lại thấp nhất có thể. Một đường dao rạch chuẩn, đúng lớp giải phẫu có ý nghĩa rất lớn với sản phụ khi vừa hạn chế mất mát, vừa giúp hạn chế đau sau mổ", BS. Hải chia sẻ.

Một thách thức khác đặt ra là bệnh nhân có sẹo mổ cũ. Do đó, các bác sĩ cần dự phòng rủi ro sản phụ bị dính các tổ chức từ lần mổ đẻ trước.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 14

"Chị yên tâm, ca mổ vẫn diễn ra suôn sẻ lắm", nữ điều dưỡng liên tục trấn an Thủy, giúp cô có thể giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, để vượt qua một trong những thử thách lớn nhất trong cuộc đời. Những nếp nhăn trên trán sản phụ trẻ cũng giãn dần ra sau từng lời động viên của nhân viên y tế.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 15
Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 16

 

12h15 trưa, tiếng khóc chào đời của bé trai khỏe mạnh xóa tan bầu không khí căng thẳng của căn phòng.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 17

Vừa nghe tiếng con khóc chào đời, mắt người sản phụ sáng rực lên, để rồi vỡ òa cảm xúc khi các bác sĩ đặt bé nằm trọn trên ngực mình.

Trong cuộc đời hiếm có khoảnh khắc nào như giây phút thiêng liêng này, khi khóc và cười đều mang cùng một ý nghĩa "Hạnh phúc!"

Các bác sĩ lý giải, việc để trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sinh mang lại rất nhiều giá trị. Trước hết, người mẹ sẽ cảm thấy yên tâm khi biết con mình chào đời khỏe mạnh. Điều này cũng giúp sản phụ trút bỏ đi mọi lo lắng trong suốt hành trình vượt cạn. Bên cạnh đó, da kề da giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tạo sự gắn kết cho mẹ và bé.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 18

Em bé nặng 4kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

Bên trong phòng mổ đẻ: Sản phụ từng là F0 vỡ òa hạnh phúc khi con chào đời - 19

Sau khi đóng mũi chỉ khâu cuối cùng và thực hiện một số thao tác chuyên môn, các y bác sĩ chuyển Thủy sang phòng hậu phẫu.

Người mẹ trẻ vẫn còn cả một "cuộc chiến" đầy khó khăn và đau đớn ở phía trước, thế nhưng trên môi chị lúc này vẫn nở một nụ cười, bởi trên tất cả: "Con đã chào đời bình an".

Nguồn:

https://dantri.com.vn/suc-khoe/ben-trong-phong-mo-de-san-phu-tung-la-f0-vo-oa-hanh-phuc-khi-con-chao-doi-20220719002754767.htm

Bá Thành - Tổ Truyền thông