Đơn cử như thai phụ phơi nắng, hoặc làm việc trực tiếp dưới cái nắng gay gắt thì thân nhiệt của thai phụ sẽ mất nước, sốc nhiệt dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Sốc nhiệt dẫn đến sức đề kháng giảm, cơ thể sẽ nhiễm một số loại vi rút: cúm, thủy đậu, rubella gây ra dị tật cho thai nhi.
Bởi vậy, trong thời tiết nắng nóng, thai phụ cần lưu ý những vấn đề sau:
Tránh mất nước: Do trong thời gian mang thai thân nhiệt của thai phụ sẽ cao hơn mức bình thường, lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Nếu mất nước, thai phụ sẽ vô cùng mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt… Vì vậy thai phụ lưu ý bổ sung nước. Khi uống nước phải uống từng ngụm nhỏ liên tục thì mới hấp thu được nước, nếu các bà bầu uống thẳng 1 cốc nước 100 - 200ml cơ thể không hấp thu được.
Đề phòng cảm nắng: Thai phụ không nên đi, đứng dưới trời nắng quá lâu nhất là vào những buổi trưa nắng, nhiệt độ tăng cao. Tránh ra đường vào thời điểm từ 10h đến 16h lúc này tia UV đạt đỉnh gây nguy hại cho sức khỏe thai phụ; khi ra đường các bà bầu nên mặc quần áo dài, dễ thấm hút mồ hôi, đội mũ rộng vành. Nếu có dấu hiệu bất thường thai phụ cần tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Lưu ý không vào phòng máy lạnh ngay sau khi vừa từ ngoài trời nắng nóng về.
Ngoài ra, thai phụ cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn những món ăn thanh mát có khả năng giải nhiệt, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước và uống oresol bù điện giải khi cần.
Khi thai phụ nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: cơ thể mệt mỏi quá sức, xuất hiện cơn gò tử cung hoặc đau bụng, buồn nôn, ra máu… cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Nguồn: https://baophunuthudo.vn/article/87104/175/lam-gi-de-giu-suc-khoe-cho-ba-bau-thai-nhi-trong-mua-nang-nong
Hà Trang - Tổ Truyền thông