Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Mổ cấp cứu sản phụ rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược chảy máu vẫn bảo tồn được tử cung

Mổ cấp cứu sản phụ rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược chảy máu vẫn bảo tồn được tử cung

Bệnh lý rau tiền đạo cài răng lược thường gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

“Chửa cửa mả”, câu nói này có lẽ đúng và thấm với một số sản phụ vượt cạn và nhất là với trường hợp chị P.T.H. (36 tuổi, Hà Nội) sau khi vừa trải qua ca phẫu thuật mổ lấy thai được chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược tiền sử mổ đẻ cũ.

Đối với các thai phụ bị rau tiền đạo cài răng lược được coi là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi. Tuy nhiên phương pháp điều trị chỉ có thể là theo dõi sát suốt thai kỳ và quyết định thời điểm phẫu thuật lấy thai. Tất nhiên, kỹ thuật phẫu thuật lấy thai đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn.

Sản phụ H. được Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược tiền sử mổ đẻ cũ. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, sản phụ sản phụ được chỉ định nhập viện khi thai bước vào tuần thứ 36.

Bé trai nặng 2,6kg cất tiếng khóc chào đời trong sự vui mừng của gia đình sản phụ và ekip bác sĩ. Điều đáng nói là sản phụ H. còn bảo tồn được tử cung nguyên vẹn.

Suốt quá trình theo dõi sát sao tại viện, thai phụ H. có dấu hiệu ra máu. Vì thế, để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của 2 mẹ con chị H., Ths. BSCKII Nguyễn Biên Thùy - Phó khoa Sản bệnh A4 cùng ekip đã tiến hành mổ cấp cứu cho sản phụ.

Rất may mắn, ca phẫu thuật đã thành công. Bé trai nặng 2,6kg cất tiếng khóc chào đời trong sự vui mừng của gia đình sản phụ và ekip bác sĩ. Điều đáng nói là sản phụ H. còn bảo tồn được tử cung nguyên vẹn.

Theo các bác sĩ sản khoa, rau tiền đạo - rau cài răng lược là hình thái lâm sàng nghiêm trọng nhất của rau tiền đạo vì mạch máu tăng sinh nhiều ở đoạn dưới tử cung, mạch máu đâm xuyên vào bàng quang khiến bàng quang bị tổn thương, thường gặp ở những sản phụ từng có vết mổ đẻ cũ nên phẫu thuật khó khăn và mất nhiều máu. Việc mổ chủ động tại tuần thứ 36 thai kỳ thời điểm lý tưởng nhất bởi nếu để kéo dài tới khi chuyển dạ bị xuất huyết mới tiến hành mổ lấy thai thì vừa mất nhiều thời gian để cầm máu khiến cuộc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn mà nguy cơ tử vong mẹ và thai nhi cũng tăng cao.

Với những trường hợp bị rau tiền đạo, rau cài răng lược tại vùng thân và đáy tử cung thì các bác sỹ vẫn cố gắng bảo tồn tử cung cho sản phụ giúp sản phụ không bị ảnh hưởng về mặt tâm, sinh lý. Nhưng những trường hợp rau tiền đạo, rau cài răng lược bám vào vị trí vết mổ đẻ cũ, đâm xuyên bàng quang thường phải cắt tử cung bán phần thấp của sản phụ. Trường hợp sản phụ H. vẫn được bác sĩ cố gắng bảo toàn tử cung phải có kinh nghiệm chuyên môn hết sức vững vàng và quan trọng là phải kiểm soát việc chảy máu trước phẫu tích bàng quang vì khi chảy máu rất khó bóc tách đúng lớp, dễ làm tổn thương bàng quang và hệ tiết niệu.

Bệnh lý rau tiền đạo cài răng lược thường gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Do đó, các thai phụ nên quản lý thai chặt chẽ, nếu được chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược thì cần thăm khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên ngành sản để phát hiện và xử trí kịp thời.

Nguồn:

https://eva.vn/sinh-con/mo-cap-cuu-san-phu-rau-tien-dao-trung-tam-rau-cai-rang-luoc-chay-mau-van-bao-ton-duoc-tu-cung-c384a543586.html

Bá Thành - Tổ Truyền thông