Ngày 29/05/2024, Khoa Khám cấp cứu của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận sản phụ Hoàng Thị N sinh năm 1984 do đơn vị tuyến dưới chuyển lên. Bệnh nhân đã theo dõi thai kỳ không thường xuyên tại các phòng khám tư nhân ở địa phương. Các bác sĩ tại đây đã không phát hiện được bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, có nguy cơ tiền sản giật. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân đã được sơ cứu tại địa phương rồi chuyển thẳng lên bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Huyết áp cao (còn gọi là tăng huyết áp) có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe. Trong quá trình mang thai, tăng huyết áp nặng hoặc không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi.
Huyết áp cao trong thai kỳ có thể khiến tim và thận của mẹ bầu làm việc nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận và có khả năng đột quỵ. Những biến chứng khác có thể xảy ra gồm:
• Hạn chế phát triển của thai nhi – Huyết áp cao có thể làm giảm dinh dưỡng nuôi thai nhi qua nhau thai, hệ quả là có thể gay ra các vấn đề trong phát triển của thai nhi.
• Tiền sản giật – Thường xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ có huyết áp cao mãn tính so với những người có huyết áp bình thường.
• Sinh non – Có thể xảy ra khi nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho bé
• Nhau bong non – Là trạng thái xảy ra khi nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Mẹ bầu bị nhau thai bong non cần được cấp cứu ngay lập tức.
• Mổ lấy thai - Tỷ lệ mẹ bầu bị tăng huyết áp có khả năng phải áp dụng phương pháp sinh mổ cao hơn so với những mẹ bầu có huyết áp bình thường. Những rủi ro của sinh mổ gồm có nhiễm trùng, tổn thương nội tạng và chảy máu trong cuộc mổ.
Mang thai và sinh con là một hành trình thiêng liêng và thật đáng nhớ nhưng cũng nhiều vất vả và lo lắng. Chính vì vậy, các sản phụ hãy đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn nơi thăm khám uy tín, những bệnh viện hàng đầu trong chuyên ngành sản phụ khoa
Hoàng Đức - Tổ Truyền thông