Bệnh lý sàn chậu là gì?
Theo Ths. BSCKII Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Khoa khám Phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: sàn chậu là tổng thể của ba hệ thống: sinh dục (tử cung, âm đạo), niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), tiêu hóa dưới (trực tràng và hậu môn). Sàn chậu được ví như một cái võng hình thành từ nhiều khối gân và cơ đan xen nhau. Sàn chậu có nhiệm vụ giữ cho các bộ phận nằm đúng chỗ, không bị xa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ dường tiểu, âm đạo hậu môn, giúp chủ động cho việc đi tiểu tiện và đại tiện, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh sản dễ dàng hơn.
Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn chức năng sàn chậu là những phụ nữ mang thai sinh con nhiều lần; những phụ nữ tuổi từ 40-60 có biểu hiện rối loạn chức năng sàn châu, sa sinh dục, là phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh thường bị rối loạn hóc môn sinh dục cũng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu.
Dự phòng bệnh sa tạng chậu
Ths.BSCKII Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Khoa khám Phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyên chị em nên: tập luyện cơ sàn chậu có tác dụng tăng cường sức mạnh của nhóm cơ này, giúp giảm nguy cơ sa sinh dục, làm chậm quá trình sa hoặc giảm độ nặng của các triệu chứng gây ra do rối loạn chức năng sàn chậu. Cách tập luyện như sau:
- Co thắt các cơ mà bạn dùng để ngăn dòng nước tiểu. Sự co thắt này sẽ kéo âm đạo và trực tràng lên trên và hướng ra sau.
- Co cơ giữ trong 3 giây sau đó thư giãn 3 giây.
- Thực hiện 10 co thắt mỗi lần và lặp lại 3 lần mỗi ngày.
- Sau mỗi tuần tập luyện, bạn tăng thời gian co cơ giữ lên 1 giây cho đến khi đạt được sự co cơ liên tục 10 giây.
- Đảm bảo rằng bạn không co cơ bụng, đùi hoặc cơ mông và không nín thở trong lúc co cơ. Hãy duy trì nhịp thở ổn định trong quá trình tập.
Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý rất có lợi với bệnh nhân sa tạng chậu. Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện nhu động ruột. Bạn cũng nên tránh sử dụng rượu bia và các thức uống chứa caffein. Luyện tập bàng quang bằng cách lên kế hoạch đi tiểu vào các thời gian định trước cũng có ích với những phụ nữ có triệu chứng tiểu không kiểm soát. Với phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, giảm cân giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe cũng như các triệu chứng của sa tạng chậu.
Chị em nên đi khám và điều trị bệnh sớm để được tư vấn, điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Nếu để bệnh quá nặng, đặc biệt là sa tử cung mức độ nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Tổng đài đặt khám: 1900 6922
Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/
Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL
Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3
Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/
Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung,
Thu Linh - Tổ Truyền thông