Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những khó chịu mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ

Những khó chịu mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ

Theo BSCKII Trần Trung Kiên – Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa & Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Cơ sở 3 - 10 Quang Trung, Hà Đông: các mẹ bầu thường gặp 1 số vấn đề gây khó chịu, hầu hết là do sự thay đổi của nội tiết tố và căng thẳng của cơ thể. Các vấn đề này sẽ đều có hướng giải quyết dễ dàng.

Đau lưng

Thai phụ tránh xách, nâng vật nặng và mang giày cao gót. Khi ngồi, hãy sử dụng gối tựa lưng để hỗ trợ lưng. Thỉnh thoảng, mẹ bầu nên quỳ áp hai tay và hai chân, nghiêng bên này rồi nghiêng sang bên kia có thể giúp làm giảm áp lực lên vùng lưng.

Cảm thấy như sưng cổ chân, bàn chân và ngón tay

Điều này là do cơ thể thai phụ đang giữ nước, đây là một tình trạng thường gặp và sẽ nặng hơn khi thai phụ đứng lâu. Điều quan trọng cần nhớ: Hạn chế nước không phải là vấn đề then chốt giúp ngăn ngừa phù nề. Thai phụ nên uống 2 lít nước mỗi ngày và nên hạn chế uống trà, cà phê, coca vì lượng caffeine trong những đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến vitamin trong thực phẩm, đặc biệt là vitamin C. Một số thai phụ cũng sẽ thấy đỡ hơn khi ăn ít muối và bột ngọt.

Căng vú

Thai phụ nên lựa chọn loại áo ngực phù hợp sẽ giúp ích khi cơ thể  chuẩn bị cho con bú.

Táo bón

Thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và tập thể dục thường xuyên

Trĩ

Đây là tình trạng giãn tĩnh mạch trong hậu môn và có thể rất đau, ngứa và khó chịu, thường xảy ra từ tháng thứ ba trở đi. Thai phụ cần ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê cho thai phụ toa thuốc đặt hậu môn và kem thoa để điều trị tuỳ thuộc tình trạng thực tế.

Ngất xỉu

Tình trạng này là do huyết áp thấp. Thai phụ tránh đứng lâu, ngồi bật dậy và nhiệt độ quá nóng, đặc biệt là khi tắm.

Ợ nóng/ Khó tiêu

Đây là cảm giác đau, nóng rát ở vùng ngực hoặc trào ngược axit trong vùng họng. Thai phụ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh thức ăn cay hoặc béo và nước uống quá lạnh. Không uống quá nhiều khi ăn, mà nên uống giữa các bữa ăn. Rượu bia, cà phê và sô cô la có thể làm nặng thêm tình trạng này. Hãy ngồi thẳng nhất có thể và dùng gối làm chỗ dựa lưng vào ban đêm.

Ốm nghén

Tình trạng này rất thường gặp trong những tháng đầu của thai kỳ. Không giống tên gọi, nó có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong ngày và thường khỏi sau 14 tuần. Một trong những nguyên nhân chính là do lượng đường huyết thấp, nên cơ thể cần nhiều carbohydrate. Thai phụ có thể thường xuyên ăn một lượng ít thức ăn như một mẩu bánh mì nướng, một cái bánh quy giòn hoặc bánh quy thường giúp làm dịu dạ dày. Uống nước có chứa gừng tự nhiên. Tránh những thứ gây buồn nôn, chẳng hạn như thức ăn có mùi, chuyển động hoặc tiếng ồn. Tránh bị quá nóng.

Đừng căng thẳng khi cảm thấy buồn nôn. Thai phụ nên ngồi xuống và thư giãn có thể sẽ giúp cảm thấy tốt hơn.

Mất ngủ

Tình trạng này có thể là do lo lắng, ợ nóng và thai nhi chèn ép lên bàng quang hoặc một vùng lớn cơ thể. Uống một ly sữa nóng và tắm nước ấm có thể giúp thai phụ thư giãn.

Rạn da

Rạn da là các đường màu đỏ, nổi rõ trên ngực, bụng, đùi hay mông, thường vĩnh viễn hoặc thường gặp do tuổi tác hay di truyền. Một số loại kem hoặc bơ cacao có thể giúp ích cho tình trạng này.

Vấn đề đường tiết niệu

Tình trạng này là do cân nặng và áp lực của thai nhi chèn ép lên bàng quang và sàn chậu, có thể xảy ra khi bạn cười, hắt hơi hoặc chạy bộ. Tập các bài tập sàn chậu thường xuyên trong và sau thai kỳ sẽ giúp ích cho thai phụ.

Tiết dịch âm đạo

Tăng tiết dịch trong thai kỳ, thường có màu trắng và trong suốt.

Giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch sưng phồng quanh bắp chân, lưng, chân hoặc đùi có thể được giảm bớt bằng cách tránh đứng lâu và tập thể dục thường xuyên.

Trầm cảm và sức khỏe tinh thần

Trong khi trầm cảm sau sinh là vấn đề sức khỏe liên quan đến thai kỳ được biết đến rộng rãi nhất thì trầm cảm và các vấn đề khác về sức khỏe tinh thần cũng có thể phát sinh trong thai kỳ. Hãy thảo luận các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà bạn có thể gặp với bác sĩ sản khoa nhằm đảm bảo bạn được chăm sóc toàn diện trong và sau thai kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã từng mắc bệnh hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần.

Bạn có thể lựa chọn Cơ sở 3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội – 10 Quang Trung Hà Đông để được các bác sĩ tư vấn, chăm sóc theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, hy vọng rằng Cơ sở 3 số 10 Quang Trung Hà Đông sẽ mang tới sự hài lòng cho thai phụ cùng gia đình.

Mọi nhu cầu thăm khám và điều trị xin liên hệ

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

☎ Tổng đài đặt khám: 1900 6922

🎯 Đặt lịch qua website: http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn/

📱 Ứng dụng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3ahl0KL

▶️ Kênh Youtube Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://bit.ly/3evh4t3

▶️ Kênh Tiktok: https://vt.tiktok.com/rvXtAe/

📍 Cơ sở 1: Số 929 Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội

📍 Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội

📍 Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Thu Linh - Tổ Truyền thông